Bệnh lây là gì? Những con đường có thể lây bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là gì

Bệnh truyền nhiễm là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế, nó lây lan từ người này sang người khác hoặc từ môi trường sang người. Điều này gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nên mọi người cần hiểu biết về bệnh truyền nhiễm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và cách ngừa bệnh ra sao? Hãy xem ngay bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ chi tiết những vấn đề liên quan đến các bệnh có thể truyền nhiễm bạn nhé.

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm còn được gọi với tên khác là bệnh lây, nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do sự hoạt động của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, hoặc ký sinh trùng. Các loại bệnh này có mức độ lây lan khác nhau trong cộng đồng thông qua nhiều con đường lây truyền bệnh dẫn đến các đợt dịch bệnh với số lượng người mắc tăng đột ngột.

Những loại bệnh có thể lây nhiễm là gì?
Những loại bệnh có thể lây nhiễm là gì?

Con đường lây lan bệnh truyền nhiễm

Hiện nay, có rất nhiều phương thức lây truyền bệnh, cụ thể:

Bệnh lây nhiễm có thể lan truyền qua những đường nào?
Những con đường có thể lây lan bệnh

Đường hô hấp

Bệnh truyền nhiễm hiện nay có thể lây qua đường hô hấp khi các vi sinh vật gây bệnh nằm trong giọt bắn từ miệng hoặc mũi của người bệnh. Khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc thậm chí thở ra, các hạt này có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc các vi sinh vật khác và truyền sang người khác thông qua không khí. Một số bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp như cúm, lao, sởi, thủy đậu. bệnh bạch hầu, viêm phổi…

Đường tiêu hóa

Bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây qua đường tiêu hóa khi người nhiễm bệnh tiếp xúc với các chất nhiễm khuẩn qua đường ăn uống hoặc nước uống. Các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại trong thực phẩm, nước uống, hoặc môi trường nếu không được xử lý và tiêu diệt đúng cách. Những bệnh có nguy cơ lây lan qua đường tiêu hóa như thương hàn, viêm gan siêu vi A, bệnh tả, bệnh lỵ…

Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp giữa người và người thông qua việc chạm tay, hôn, hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và virus có thể tồn tại trên da, trong miệng, mũi, hoặc nước bọt của người nhiễm bệnh. Khi tiếp xúc trực tiếp, vi sinh vật có thể dễ dàng chuyển từ người này sang người khác.

Bệnh lây lan qua hình thức tiếp xúc trực tiếp
Hình thức lây lan bệnh

Lây qua động vật trung gian

Nhiều loài động vật, côn trùng có thể là nguồn lây truyền các bệnh như muỗi vằn gây sốt xuất huyết, muỗi Culex lây bệnh viêm não Nhật Bản, muỗi Anophen lây sốt rét, chó cắn gây bệnh dại, chuột gây dịch hạch… Để ngăn ngừa quá trình lây truyền bệnh từ động vật trung gian sang người, việc quản lý và kiểm soát động vật. Đặc biệt là khi tiếp xúc với động vật hoang dã, bạn cần cẩn trọng và sử dụng các biện pháp bảo vệ như vaccine hoặc thuốc phòng tránh cắn.

Truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai có thể lây truyền các mầm bệnh truyền nhiễm cho thai nhi qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ, điều này gọi là lây truyền dọc. Các bệnh như rubella, viêm gan siêu vi B, HIV, giang mai và nhiễm virus HPV có thể được truyền từ mẹ sang con. Thông thường, thai nhi bị ảnh hưởng nặng hơn so với mẹ và có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh truyền nhiễm

Một số triệu chứng xuất hiện khi bị bệnh lây nhiễm
Các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm

Triệu chứng của bệnh lây nhiễm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh và cơ địa mỗi người, thông thường người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Sốt và cảm lạnh
  • Mệt mỏi và yếu đuối
  • Viêm nhiễm họng và nhiễm mắt
  • Đau đầu và đau cơ
  • Sưng hạch và đau âm đạo
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Sưng và đau khớp
  • Sưng tuyến nước bọt và ho

Lưu ý rằng một số bệnh lây nhiễm có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có thể lây truyền cho người khác. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Bị động vật cắn
  • Khó thở
  • Ho kéo dài hơn một tuần
  • Đau đầu dữ dội
  • Bị phát ban/sưng phù
  • Sốt không rõ nguyên nhân, không thể hạ sốt…

Phân loại bệnh truyền nhiễm

Cách phân loại bệnh có thể truyền nhiễm như thế nào? Bệnh truyền nhiễm được chia thành mấy nhóm? Bệnh lây nhiễm được phân loại thành các nhóm chính dựa trên nguyên nhân gây bệnh, cách lây truyền:

Bệnh có thể truyền nhiễm được chia thành mấy loại?
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp được chia thành mấy nhóm

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh nguy hiểm và có khả năng lây truyền mạnh, lan rộng nhanh chóng và  khả năng gây tử vong cao. Các bệnh trong nhóm A bao gồm bệnh bại liệt, cúm A-H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết, tả, viêm đường hô hấp…. Vào ngày 29/01/2020, Bộ Y tế đã quyết định thêm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (2019 – nCov) vào danh sách theo quy định.

Bệnh truyền nhiễm nhóm máu a
Danh mục bệnh lây nhiễm nhóm máu a

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Một số bệnh lây nhiễm trong nhóm B như HIV/AIDS, cúm, dại, ho gà, bạch hầu, lao phổi, quai bị, sốt rét, phát ban, sởi, tay-chân-miệng, thủy đậu, thương hàn, uốn ván, …

Bệnh thuộc nhóm máu b
Danh mục bệnh thuộc nhóm máu b

Bệnh truyền nhiễm nhóm C

Bệnh truyền nhiễm nhóm C thường ít nguy hiểm và lây truyền chậm hơn hai nhóm còn lại. Các bệnh lây nhiễm thường gặp nhóm C như giang mai, bệnh lậu, bệnh phong, bệnh do các loại sán gây ra, bệnh sốt mò, viêm da mụn mủ truyền nhiễm, viêm họng, viêm miệng,…

Các loại bệnh thuộc nhóm máu c
Danh mục bệnh thuộc nhóm máu c

Cách điều trị bệnh lây nhiễm

Cách điều trị bệnh
Bệnh lây nhiễm được điều trị như thế nào?

Bệnh truyền nhiễm sẽ được điều trị theo những cách khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và các loại bệnh:

  • Những bệnh nhiễm khuẩn sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Những loại bệnh do virus được điều trị bằng thuốc kháng virus.
  • Đối với bệnh Lao, quá trình điều trị thường kéo dài và yêu cầu các biện pháp tuân thủ đặc biệt.
  • Điều trị HIV tập trung vào ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Trị bệnh viêm gan B sẽ ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan.
  • Trường hợp sốt xuất huyết, quá trình điều trị sẽ chú trọng việc quản lý dịch cơ thể và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị bệnh lan truyền bao gồm các giai đoạn chính như:

  • Điều trị đặc hiệu: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hoá dược và thảo dược để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Đây là biện pháp quan trọng đặc biệt đối với các bệnh do vi rút vì hiện tại chưa có nhiều thuốc có khả năng tiêu diệt vi rút. Phương pháp này hỗ trợ ngăn ngừa hoặc điều chỉnh các sự rối loạn trong quá trình bệnh lý.
  • Điều trị triệu chứng: Để giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh, phương pháp này giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Điều quan trọng là cần bảo đảm người bệnh có chế độ dinh dưỡng tốt và được chăm sóc đúng cách, đặc biệt trong quá trình điều trị bệnh có thể truyền nhiễm.

>> Xem thêm: Một số bệnh viện chuyên điều trị các bệnh về truyền nhiễm

Phòng chống bệnh

Cách phòng chóng bệnh lan truyền
Cách phòng chống bệnh hiệu quả

Phòng chống bệnh lây nhiễm là một phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Một số biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của các bệnh lây lan:

  • Tiêm vắc-xin đầy đủ: Tiêm phòng là biện pháp tạo miễn dịch cho cơ thể rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh dễ truyền nhiễm. Tuy nhiên, không có vắc-xin cho mọi bệnh, bạn cần tiêm phòng vắc xin cho các loại bệnh nên chi phí có thể là một trở ngại. Việc duy trì tỷ lệ người tiêm phòng cao trong cộng đồng sẽ giúp ngăn chặn sự lây truyền bệnh và bảo vệ sức khỏe chung.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đây là một biện pháp quan trọng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn cần rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi. Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng để ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
  • Chú ý đến đến vấn đề ăn uống: Chế độ ăn uống cân bằng và sạch sẽ là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: Để đảm bảo sức khỏe cá nhân, ngăn ngừa bệnh, bạn cần quan tâm đến vệ sinh và khử trùng môi trường. Hãy thu gom, xử lý rác thải, chất thải của người và động vật theo quy định vệ sinh. Đồng thời, bạn cũng nên loại bỏ tận gốc các loài động vật gặm nhấm và côn trùng có khả năng truyền bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Bạn hãy xây dựng một lối sống lành mạnh bằng việc duy trì thói quen tốt như thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, tránh xa thuốc lá và rượu bia. Điều này giúp duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng phòng tránh bệnh.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Để ngăn ngừa các bệnh có thể lây nhiễm, bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, cạo râu, khăn tắm,… Việc này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và đảm bảo vệ sức khỏe mỗi người.

Với những thông tin được chia sẻ như trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh truyền nhiễm là gì? Bệnh có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm nên mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.