Xã hội ngày càng phát triển, môi trường sống bị ô nhiễm kéo theo đó là những căn bệnh truyền nhiễm cũng xuất hiện nhiều hơn. Các bệnh truyền nhiễm nhóm A có mức độ nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế, hiểu rõ tác nhân gây bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ giúp con người bảo vệ sức khoẻ, tính mạng tốt hơn. Bài viết này của chúng tôi sẽ liệt kê danh sách những bệnh truyền nhiễm nhóm A cũng như cách phòng chống lây bệnh hiệu quả.
Bệnh truyền nhiễm nhóm a gì?
Bệnh truyền nhiễm được hiểu là những căn bệnh có thể lây lan từ người sang người hoặc động vật sang người qua tiếp xúc, nói chuyện. Nguyên nhân lây lan bệnh có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm.
Bệnh truyền nhiễm nhóm A là những căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao và gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có thể lây lan rất nhanh, phát tán rộng trên cộng đồng nên rất nguy hiểm nếu không cách ly những người mắc bệnh kịp thời. Ngoài ra, một số căn bệnh truyền nhiễm nhanh và chưa rõ tác nhân gây bệnh cũng được xếp vào nhóm A.ệnh
>> Xem thêm: Bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì?
Danh mục các loại bệnh truyền nhiễm nhóm A
Nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A có nhiều loại bệnh. Có những bệnh đã xuất hiện từ lâu như dịch hạch, đậu mùa. Cũng có những bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm A như covit 19, cúm A-H5N1. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng của từng loại bệnh truyền nhiễm nhóm A thường gặp.
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm a
Bệnh bại liệt có thể lây lan từ người sang người qua virus bại liệt. Con đường lây bệnh bại liệt thường là qua đường tiêu hoá. Người nhiễm bệnh phát tán virus qua nguồn nước, thực phẩm nếu không được kiểm tra kĩ sẽ đi vào cơ thể người chưa nhiễm bệnh. Sau 7 – 14 ngày ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng ban đầu.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh bại liệt là: sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, cơ căng cứng, mất khả năng vận động. Nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong do cơ hô hấp ngừng hoạt động nếu không điều trị kịp thời.
Cúm A-H5N1
Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A cúm A-H5N1 cũng có mức độ nguy hiểm cao, lây lan nhanh. Bệnh có thể lây lan từ gia cầm sang người và những động vật khác thông qua phát tán virus. Có nhiều nguyên nhân lây bệnh cúm A-H5N1, chủ yếu là: sinh sống gần các trang trại nuôi gia cầm và tiếp xúc với gia cầm hoặc chất thải có virus, ăn thịt gia cầm hoặc trứng chưa được nấu chín kĩ,…
Dấu hiệu nhận biết đã mắc cúm A-H5N1 thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường. Bao gồm: sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, choáng váng, rét run, tim đập nhanh, đau họng, ho,… Khi đã trở nặng, người bệnh có thể khó thở, tím tái và đau khắp người, ý thức trở nên mê man, lú lẫn.
Dịch hạch
Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường máu và phát tán trực khuẩn Yersinia pestis vào cơ thể người bệnh. Căn bệnh này có thể gây nhiễm độc toàn thân và tốc độ lây lan tương đối nhanh. Nguồn lây bệnh dịch hạch chủ yếu là ở loài động vật gặm nhấm như chuột hoặc bọ chét. Nếu bị chuột hay bọ chét cắn và nhiễm trực khuẩn Yersinia pestis, chỉ sau 1 – 4 ngày người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Tuỳ từng thể dịch hạch mà người bệnh biểu hiện những triệu chứng khác nhau.
- Dịch hạch thể hạch: ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn. Khi trở nặng, người bệnh sưng hạch và xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như: sốt, rối loạn tim mạch và tinh thần mê man.
- Thể nhiễm khuẩn: sốt cao, rối loạn tiêu hoá và tim mạch, xuất huyết, mê sảng hoặc tinh thần mê man.
- Dịch hạch thể phổi: một người đã mắc dịch hạch thể phổi có thể lây sang người khác khi ho, hắt hơi. Triệu chứng thường gặp là sốt, khó thở, ho nhiều, tức ngực và chuyển dần sang viêm phổi nặng.
- Dịch hạch thể da: xuất hiện các vết loét và mủ trên da. Lâu dần mủ sẽ vỡ ra và nhiễm trùng.
Đậu mùa
Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm nhóm A được gây ra bởi virus Variola. Khi mắc căn bệnh đậu mùa, người bệnh sẽ sốt cao lên đến 40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau đầu, choáng váng hoặc có thể nôn ói. Về triệu chứng da liễu, người bệnh sẽ nổi những nốt phát ban và có dịch hoặc mủ. Sau vài ngày, các nốt mủ vỡ ra và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không điều trị tốt.
Vào những năm mới xuất hiện dịch đậu mùa, tỉ lệ tử vong tương đối cao do chưa biết phương pháp điều trị. Y học ngày nay đã cải tiến nhiều và đậu mùa không còn gây tử vong cao nếu người bệnh tuân thủ điều trị.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không phải là căn bệnh xa lạ với người dân trên toàn thế giới. Vào mỗi mùa mưa muỗi sinh sản nhiều là dịch bệnh sốt xuất huyết lại bùng lên. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2022, tỷ lệ mắc căn bệnh sốt xuất huyết đã tăng 30 lần trong vòng 50 năm qua.
Sốt xuất huyết lây truyền khi bị muỗi đốt và phát tán vi trùng Dengue vào cơ thể người bệnh. Khi muỗi đốt người đã mắc bệnh, nó sẽ bị nhiễm vi trùng Dengue. Sau đó, muỗi chứa vi trùng sẽ đốt những người khoẻ mạnh và lây lan dịch bệnh rộng khắp tới nhiều người.
Sốt Nile
Sốt Nile cũng lây truyền virus qua côn trùng trung gian là muỗi. Muỗi lây virus khi hút máu của các loài chim bị nhiễm bệnh. Sau đó, muỗi đốt con người và truyền virus gây bệnh vào cơ thể người. Thời kì ủ bệnh sốt Nile sẽ kéo dài từ 7 – 14 ngày.
Triệu chứng bệnh sốt Nile bao gồm: sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói, hôn mê, yếu cơ,…
Sốt vàng
Muỗi là vật chủ trung gian chứa virus flavivirus gây bệnh sốt vàng. Nếu không điều trị tốt, bệnh sốt vàng sẽ gây nên những biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt vàng khoảng 3 – 6 ngày. Sau đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt, nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, rối loạn tiêu hoá. Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, hôn mê, mê sảng và viêm phổi.
Bệnh tả
Bệnh tả gây ra nhiễm trùng ở hệ tiêu hoá, cụ thể là niêm mạc ruột non. Vi khuẩn Vibrio cholerae sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột non gây ra độc tố. Điều này khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, mất nước nhiều và nguy cơ tử vong nếu không bù nước và chất điện giải kịp thời.
Bệnh tả lây truyền khi uống phải nước, động vật có vỏ hoặc các thực phẩm ô nhiễm và có chứa virus. Khi sống chung và tiếp xúc với người mắc bệnh tả thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Covit 19
Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covit 19 là căn bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm A. Bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó, căn bệnh đã lan rộng ra toàn thế giới với mức độ nguy hiểm cao. Theo ước tính của WHO, đại dịch Covit 19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 15 triệu người trong vòng 2 năm đầu tiên.
Dịch bệnh Covit 19 lây lan giữa người với người qua dịch bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc bắt tay. Bề mặt có dính dịch hô hấp cũng có chứa virus và lây lan nhanh chóng qua những người tiếp xúc với bề mặt đó. Hiện nay, sự phát triển của vacxin phòng bệnh covit 19 đã phần nào khắc phục được mức độ nguy hiểm của đại dịch này.
Hướng dẫn phòng chống các bệnh truyền nhiễm nhóm A
Để không mắc phải các bệnh truyền nhiễm nhóm A gây nguy hiểm tới sức khoẻ, bạn phải chủ động phòng chống nhiễm bệnh truyền nhiễm bằng những cách sau:
- Chủ động tiêm phòng vacxin với những căn bệnh truyền nhiễm đã có vacxin.
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sau đi ra ngoài hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn chín uống sôi và tăng cường sức đề kháng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ virus và trung gian gây bệnh.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
>> Xem thêm bài viết liên quan: Những bệnh viện chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm
Trên đây là danh mục các loại bệnh truyền nhiễm nhóm A. Hy vọng mỗi người sẽ chủ động phòng ngừa nhiễm bệnh để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.