Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Nhất là những người lần đầu làm mẹ không biết xử lý bé bị sổ mũi ho đờm thế nào. Vậy tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân gì? Cách chăm sóc và điều trị ra sao? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu ho sổ mũi ở bé sơ sinh nhé!
Nguyên nhân của tình trạng trẻ sơ sinh ho sổ mũi nhưng không sốt
Tình trạng trẻ sơ sinh ho sổ mũi nhưng không sốt được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ đi kèm với những biểu hiện, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị riêng. Cha mẹ cần chú ý quan sát để đánh giá nguyên nhân và chữa trị chính xác, kịp thời. Trong đó thủ phạm hàng đầu của tình trạng ốm đau khó chịu ở trẻ này phải kể đến là:
Trẻ bị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có biểu hiện ho kèm tiếng thở khò khè. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh và đến sau những cơn cảm cúm. Bên cạnh đó, trẻ có thể có thêm các biểu hiện chán ăn hoặc sốt nhẹ. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là do virus RSV gây ra. Chúng có khả năng xâm nhập vào phổi và đe dọa tới tính mạng của trẻ sơ sinh.
Trẻ bị cảm lạnh
Cơ thể trẻ sơ sinh non nớt, rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là vào thời tiết thu đông. Các dấu hiệu cơ bản của bệnh này là ho, nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng. Trong đó tiếng ho thường là ho khan và có thể kèm theo một ít đờm nhớt. Đây là tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt rất phổ biến ở mọi trẻ. Theo đó trẻ sơ sinh nào cũng có thể phải đối mặt với căn bệnh cảm lạnh.
Trẻ bị dị ứng
Trẻ bị dị ứng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau xung quanh cuộc sống. Ví dụ như thời tiết thay đổi, thức ăn không phù hợp hay bị hút thuốc lá thụ động…. Theo đó biểu hiện của trẻ sơ sinh bị dị ứng khá đa dạng, không chỉ đơn giản là ho. Trẻ có thể bị sổ mũi, thậm chí còn phát ban, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mắt ngứa đỏ….
Trẻ bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là thức ăn ở dạ dày đưa ngược lên thực quản và đẩy ra bên ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trào ngược sinh lý hoặc trào ngược bệnh lý. Trong đó trào ngược sinh lý là rất bình thường do hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh chưa ổn định. Trẻ chỉ bị nôn trớ sữa mà không hề có biểu hiện nào khác, bệnh tự hết khi lớn hơn.
Còn trào ngược bệnh lý lại là vấn đề nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc, cáu kỉnh, nôn trớ. Ngoài ra trẻ còn bị khò khè khi thở, biếng ăn, suy dinh dưỡng, hen phế quản, viêm phổi…. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày bệnh lý rất đa dạng. Có thể là do sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, hở van tim bẩm sinh, bại não, nhiễm trùng….
Trẻ bị ho gà
Ho gà là căn bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Triệu chứng cơ bản của bệnh này là trẻ ho nhiều kèm tiếng vo vo trong cổ họng. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có các hiện tượng mắt lồi, lưỡi lòi ra và màu da thay đổi. Đáng mừng là ho gà đã được chủng ngừa bằng 3 liều vắc xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Trẻ bị viêm tắc thanh quản
Viêm tắc thanh quản là nguyên nhân hàng đầu ở trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt. Bệnh thường xảy ra sau khi trẻ bị viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm họng. Ngoài ra trẻ bị dị ứng, trào ngược dạ dày, hay khóc thét cũng sẽ gây nên tình trạng này. Bệnh thường do virus cúm Influenzae, APC hoặc vi khuẩn phế cầu S.pneumoniae, Hemophilus influenzae xâm nhập.
Viêm tắc thanh quản làm kích thước đường thở bé lại gây khó thở và tử vong ở trẻ em. Ở cấp độ nhẹ, bé bị sổ mũi ho đờm, khàn giọng, thở rít khi khóc. Khi bệnh nặng hơn, trẻ sẽ thở rít ngay cả khi nằm yên và vật vã vì khó thở. Đến khi da trẻ chuyển sang màu tím tái cũng là lúc tính mạng trẻ đang bị đe dọa. Vì thế cha mẹ không thể chủ quan nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm tắc thanh quản.
Trẻ bị viêm xoang
Viêm xoang ở trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt thường bắt đầu sau các bệnh lý. Ví dụ như viêm đường hô hấp cấp trên, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, suy giảm miễn dịch…. Các bệnh này làm tổn thương niêm mạc mũi gây phù nề, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang. Bệnh có biểu hiện là ho kéo dài, sổ mũi, nghẹt mũi, ù tai, khàn tiếng, hay hắt hơi….
Trẻ bị hen phế quản
Hen phế quản thường ít gặp ở trẻ sơ sinh, trừ khi gia đình có tiền sử bị hen suyễn. Khi bị bệnh này, đường thở của bé sẽ bị thắt lại làm cho hơi thở có tiếng khò khè. Em bé sẽ khó thở hoặc thở co rút trong mọi quá trình hít vào và thở ra. Mặt khác trẻ có thể gặp phải triệu chứng cảm lạnh, ngứa và chảy nước mắt.
Trẻ bị mắc dị vật ở cổ
Trẻ không sốt nhưng ho có thể bắt nguồn từ dị vật bị mắc kẹt ở cổ. Đó có thể là mảnh đồ chơi hoặc thức ăn nhỏ làm cho cơn ho đột ngột xuất hiện. Sau đó ho trở nên dai dẳng hơn kèm theo hơi thở hổn hển do dị vật chặn đường thở. Nếu nghiêm trọng, bé không thể thở được nữa và gương mặt chuyển dần sang tím tái.
Cách chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi nhưng không sốt
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ nặng hơn. Cụ thể bệnh có thể tiến triển thành bệnh viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi… và tử vong. Vì thế cách chăm sóc trẻ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên là cực kỳ quan trọng, cần thiết. Sau đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh không sốt nhưng ho cơ bản nhất:
Duy trì môi trường sống sạch sẽ cho trẻ sơ sinh
Môi trường sống sạch sẽ có ý nghĩa nhất định cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Đó là môi trường trong lành, thoáng đãng không cho vi khuẩn, virus có cơ hội sinh sống. Theo đó khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt sẽ dễ dàng loại bỏ bệnh tật. Các bạn cần thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là phòng của bé. Mở cửa thông thoáng cho ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông tốt.
Chú ý tới giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng với bệnh tật. Cụ thể trẻ cần được đi ngủ, vui chơi và ăn uống một cách khoa học, đúng nề nếp. Bố mẹ không nên cho trẻ thức khuya, cố gắng duy trì giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng cần được bổ sung đầy đủ và đa dạng thực phẩm. Với trẻ sơ sinh thì bạn nên cho bú sữa mẹ nhiều hơn.
Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Với ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ thăm khám đưa ra cách điều trị cụ thể. Họ là những người có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn với mọi trường hợp ốm ở trẻ. Vì thế sau khi nhận phác đồ trị bệnh này, bạn cần phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện. Từng chi tiết nhỏ nhất đều có ý nghĩa quan trọng để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Một số phương pháp điều trị ho và sổ mũi ở trẻ sơ sinh nhưng không sốt
Các phương pháp điều trị ho sổ mũi nhưng không sốt ở trẻ sơ sinh rất đa dạng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, massage cho trẻ, sử dụng máy tạo độ ẩm…. Ngoài ra bạn nên áp dụng những phương pháp dân gian mà cha ông lưu truyền lưu truyền lại. Hoặc sử dụng những loại thuốc trị ho tại các hiệu thuốc theo kê đơn từ bác sĩ. Cụ thể là:
Áp dụng một vài phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian hiệu quả trong điều trị ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều. Đó là sử dụng các loại thảo dược với công dụng đặc biệt để điều chế thành thuốc. Trong đó những phương pháp trị ho đơn giản, dễ thực hiện nhất theo dân gian phải kể đến là:
-
Lá húng chanh: Lá húng chanh có mùi thơm, vị the cay nóng ấm xen lẫn vị chua. Húng chanh có tác dụng tiêu đờm, trừ độc, bổ phế, thoát nhiệt và giải cảm cực tốt. Theo đó lá húng chanh hấp đường phèn sẽ chữa được cảm cúm, ho sốt ở trẻ….
-
Quất: Quả quất xanh hoặc quất gần chín có tác dụng chữa ho vô cùng hiệu quả. Quất chua, hơi ngọt, tính ôn hòa hấp cùng mật ong hoặc đường phèn, dùng 3 lần mỗi ngày.
-
Gừng: Bài thuốc dân gian từ gừng cũng rất dễ thực hiện cho trẻ bị ho có đờm sổ mũi. Gừng được cạo vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước, sau đó nấu với mật ong đến khi sánh lại. Như vậy bạn đã có một bát siro để cho bé dùng dần để chữa ho, sổ mũi hiệu quả.
Sử dụng các sản phẩm siro trị ho
Thông thường các sản phẩm siro trị ho sẽ chứa hoạt chất giải cảm, thông mũi, long đờm…. Việc sử dụng siro cũng rất tiện lợi, an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên siro luôn có rất nhiều loại và sự phù hợp với những đối tượng khác nhau. Vì thế các bạn không nên tùy ý mua và sử dụng siro một cách bừa bãi. Thay vào đó bạn cần có sự chỉ dẫn, kê đơn từ bác sĩ để dùng cho trẻ sơ sinh.
Xem thêm bài viết liên quan: Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì?
Thăm khám bác sĩ
Khi ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh xuất hiện, các bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện. Trong những trường hợp đặc biệt cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đó là những trường hợp ho kéo dài hơn 10 ngày, ho ra máu hay có biểu hiện yếu ớt. Trẻ không ăn uống tốt, không chịu bú mẹ, thở to và rút lõm lồng ngực cũng rất nguy hiểm.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân và không thể chủ quan được. Đây là căn bệnh phổ biến có thể gây ra nhiều biến chứng, đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bài viết trên đã mô tả rất rõ nguyên nhân cũng như cách chăm sóc và điều trị hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp để giúp trẻ bị ho sổ mũi khỏi bệnh.