Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì? Cách điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị sổ mũi mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì là câu hỏi thú vị được nhiều người quan tâm. Bởi nguồn sống chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên mẹ ăn gì có ảnh hưởng lớn. Vậy thực hư chuyện này thế nào cũng như cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây để giúp bé sổ mũi mau khỏi bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài sổ mũi, trẻ còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Cụ thể là:

  • Ngạt mũi sơ sinh: Đây là hiện tượng nước nhầy từ khi còn trong bào thai vẫn còn tồn tại trong khoang mũi. Theo đó trẻ chỉ bị nghẹt mũi mà không có thêm bất cứ triệu chứng nào khác.
  • Dị ứng: Trẻ có thể bị sổ mũi do dị ứng với thời tiết, lông động vật hay phấn hoa…. Với căn bệnh này, trẻ có thể còn gặp phải các biểu hiện hắt hơi, nổi mình đỏ, phát ban….
  • Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ sơ sinh non nớt không thích nghi kịp thời. Do đó trẻ có thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công gây nên tình trạng sổ mũi.
  • Cảm lạnh: Khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh sẽ rất dễ dẫn đến bị cảm. Biểu hiện ban đầu là hắt hơi, sổ mũi, thậm chí là đau họng và ho.
  • Cảm cúm: Cảm cúm do virus tấn công vào hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Chúng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau người, mệt mỏi, sổ mũi, ho, sốt….

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sổ mũi

Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh sổ mũi

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì bao gồm các thực phẩm giúp tăng tiết sữa. Bên cạnh đó nguồn sữa cũng cần chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng hơn cho trẻ khỏe mạnh. Trong đó những món ăn mẹ nên ưu tiên sử dụng hàng ngày khi bé bị sổ mũi là:

Móng giò heo

Móng giò heo là thực phẩm lợi sữa hàng đầu dành cho các bà mẹ bỉm sữa. Đặc biệt khi nấu chung với các rau củ quả như đu đủ, bí đỏ, mướp… lại càng bổ dưỡng. Món ăn này sẽ giúp bổ sung thêm hàm lượng đạm, chất béo và nhiều dưỡng chất. Đây là một trong những món mẹ nên ăn, đặc biệt là khi bé bị sổ mũi.

Thịt bò

Những món mẹ nên ăn khi con ốm không thể thiếu thịt bò. Đây là thực phẩm giàu khoáng chất như đạm, kẽm, magie, kali cùng các vitamin B6, B12…. Theo đó khi mẹ dung nạp thực phẩm này sẽ giúp cải thiện chất lượng sữa hiệu quả. Từ đó trẻ sơ sinh cũng sẽ được tăng cường miễn dịch để đẩy lùi các tình trạng đau ốm.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn thịt bò
Thịt bò nguyên liệu không thể thiếu cho các mẹ bỉm

Thịt gà

Trong thịt gà có chứa rất nhiều chất như protein, kẽm, canxi, vitamin B6, B12…. Theo đó thịt gà sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Mặt khác thịt gà còn có thể chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì được bú mẹ ăn thịt gà sẽ khỏe mạnh hơn.

Quả đu đủ

Khi bé sơ sinh bị sổ mũi, mẹ nên ăn thêm quả đu đủ. Trong loại quả này có chứa đa dạng chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đó là vitamin A, C, E, K, chất xơ, magie, kali, canxi…. Đáng chú ý là đu đủ còn có hàm lượng vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó trẻ sẽ ngăn chặn được tình trạng sổ mũi kéo dài.

Đu đủ cần thiết cho các mẹ bổ sung
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì không thể bỏ qua quả đu đủ

Canh rau hẹ

Lá hẹ là thực phẩm chữa sổ mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh bạn không nên dùng trực tiếp mà có thể bổ sung qua sữa mẹ. Đặc biệt loại rau này còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe của mẹ. Ví dụ như kháng viêm, ngăn chặn táo báo, hỗ trợ giảm cân, cải thiện vị giác, lợi sữa….

Thức ăn mẹ nên tránh khi bé sổ mũi

Bên cạnh trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm. Đó là thức ăn lạnh, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn cay, nóng…. Ngoài ra mẹ ăn socola cũng không tốt bởi thành phần chất béo sẽ làm tăng tiết dịch nhầy. Đặc biệt đồ uống có cồn, nước ngọt và caffein đều gây hại cho trẻ đang bị sổ mũi.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên tránh đồ ăn cay nóng
Tránh đồ ăn cay nóng là điều mẹ bỉm cần đặc biệt lưu ý

Cách điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Chữa trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả có thể thực hiệu bằng nhiều cách khác nhau. Tốt nhất các bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên không cần dùng thuốc. Trong đó những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao phải kể đến là:

Nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý có khả năng giúp tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh thuyên giảm. Bạn có thể tự pha nước muối loãng bằng một ít nước ấm và vài hạt muối. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên mua nước muối sinh lý ở ngoài hiệu thuốc. Trong đó loại Natri Clorid 0,9% là đặc biệt an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh nhất. Sau khi nhỏ mũi, chất nhầy sẽ chảy ra và cha mẹ chỉ cần lấy giấy lau sạch là được.

Nhỏ nước muối sinh lý là cách giúp trẻ đưa đờm ra khỏi
Nhỏ nước muối sinh lý là cách đơn giản nhưng hiệu quả cho trẻ

Hút dịch mũi

Kết hợp nước muối sinh lý và hút dịch mũi mang lại hiệu quả bất ngờ khi trẻ sổ mũi. Cụ thể là nước muối khi được xịt vào mũi sẽ có tác dụng làm loãng dịch nhầy. Từ đó cha mẹ có thể dễ dàng rút ra bên ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng. Nhờ vậy mũi của trẻ sẽ được thông thoáng hơn và không còn cảm giác nghẹt mũi nữa.

Để thực hiện, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn 1 lọ nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi. Sau đó đỡ đầu bé hơi ngửa ra sau rồi nhỏ 2 – 3 giọt nước muối cho một bên mũi. Đợi khoảng 30 giây nước muối sẽ khiến dịch nhầy trong mũi loãng ra. Lúc này bạn để bé nằm nghiêng 1 bên và bắt đầu đưa ống hút vào hút dịch mũi ra. Bạn nên thực hiện hút mũi khoảng 4 – 5 lần 1 ngày khi trẻ đang đói.

Kê cao gối cho bé ngủ

Khi bị sổ mũi, trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng khó thở. Đặc biệt là vào ban đêm tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên khi kê cao gối lên một chút, nước mũi sẽ không bị chảy ngược vào trong. Từ đó bé sẽ không bị kích ứng cổ họng gây khó chịu và cũng sẽ dễ thở hơn.

kê gối cao giúp trẻ dễ thở
Kê cao gối giúp trẻ sơ sinh dễ thở hơn khi bị sổ mũi

Cho trẻ ngủ nghiêng sang 1 bên

Việc để trẻ ngủ nghiêng sang một bên cũng rất tốt cho tình trạng sổ mũi. Bạn lưu ý nếu trẻ bị nghẹt mũi bên này thì nên cho trẻ nằm nghiêng về bên còn lại. Đồng thời bạn có thể dùng ngón trỏ bấm và day vào hai bên cánh mũi vài lần. Sau đó vuốt sống mũi nhẹ nhàng cho con sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

Thoa dầu vào lòng bàn chân để giữ ấm

Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu và dây thần kinh kết nối đến não, tim, phổi. Chính vì thế khi thoa dầu vào vị trí này sẽ giúp giữ ấm đôi chân. Đồng thời ngăn chặn khí lạnh xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể. Đó là lý do khi trẻ sơ sinh sổ mũi cha mẹ nên thoa dầu vào lòng bàn chân bé. Sau đó bạn vẫn đeo tất thoạt đầu chân vào chân bé như bình thường.

Ngoài ra để tăng hiệu quả, cha mẹ nên xoa thêm dầu vào bụng, ngực và sau lưng của con. Loại dầu khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh là dầu thiên nhiên như dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm. Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại dầu gió có chiết xuất bạc hà, menthol, camphor…. Các loại dầu này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Thoa dầu vào lòng bàn chân trẻ
Thoa dầu vào lòng bàn chân là cách giữ ẩm cho trẻ đơn giản mà hiệu quả

Một số lưu ý khi trị bé sơ sinh bị sổ mũi

Để chữa sổ mũi trẻ sơ sinh hiệu quả, cha mẹ còn cần lưu ý tới rất nhiều vấn đề. Sự kết hợp hài hòa của những cách chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi. Cụ thể là:

  • Không quá lạm dụng việc nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho bé. Bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này khi cảm thấy lượng chất nhầy trong mũi con có nhiều. Bé đang cảm thấy khó chịu khi chất nhầy đọng trong mũi gây nghẹt mũi, khó thở.
  • Cha mẹ không nên sử dụng miệng của mình để hút mũi cho bé. Bởi trong cơ thể cha mẹ có thể chứa những loại virus gây nguy hiểm cho con. Chúng sẽ dễ dàng lây truyền và gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng hơn ở mũi trẻ.
  • Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì theo khuyến cáo khoa học. Đó là những thực phẩm bổ dưỡng đã được chia sẻ trong bài viết trên. Qua đó chất lượng sữa của mẹ sẽ được cải thiện, tăng cường dưỡng chất và đề kháng cho trẻ.
  • Trẻ sơ sinh cơ thể rất non nớt và dễ bị tổn thương. Đặc biệt nếu dùng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển. Vì thế cha mẹ không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng nước ép tỏi để nhỏ trực tiếp lên mũi bé. Bởi vì tôi có tính cay nóng có thể gây bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Những lưu ý khi trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Nhiều lưu ý cần quan tâm để việc trị sổ mũi cho trẻ đạt hiệu quả cao

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi là biện pháp chủ động giúp bảo vệ con tốt hơn. Trong đó mẹ nên ăn gì khi trẻ bị đau cần ưu tiên bổ sung dinh dưỡng toàn diện. Ngoài ra cha mẹ còn cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ và thông thoáng. Tránh tình trạng bụi bẩn, ẩm mốc, khói thuốc hay các loại lông chó mèo…. Bên cạnh đó việc tắm rửa hằng ngày cho trẻ sơ sinh đúng cách và đúng giờ rất quan trọng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì đã được thông tin khá chi tiết trong bài viết trên. Trong đó 5 nhóm chất thiết yếu cần có là đường bột, chất béo, đạm, khoáng chất và vitamin. Đây là cách tự nhiên tuyệt vời giúp trẻ mau khỏi bệnh mà không cần dùng tới thuốc. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách theo nhiều biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả.