Ho là một trong những vấn đề, phản xạ tự nhiên của cơ thể con người xuất hiện phổ biến trong đời sống. Triệu chứng này xuất hiện ở cả trẻ nhỏ đến người lớn kể cả người già. Và những cơn ho kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, hay ho còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, người có dấu hiệu bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, đối với một số người vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm ho. Vậy ho là gì, dấu hiệu, triệu chứng cũng như nguyên nhân ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi trên!
Ho là gì?
Bạn đã từng tự đặt câu hỏi ho là gì không? Ho là phản xạ sinh lý để bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch cổ họng hay đường thở hoặc tống xuất đờm, khói, dị vật như bụi, phấn hoa,… lọt vào đường hô hấp ra ngoài. Các cơn ho thường xuất hiện đột ngột và lặp lại khi các tế bào ở đường hô hấp bị kích thích. Người bệnh có thể chỉ bị ho vài tiếng hoặc có thể ho dai dẳng nhiều ngày. Nếu ho kéo dài dưới 3 tuần là ho cấp tính và sẽ ngừng hoặc cải thiện trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài 3 đến 8 tuần và có cải thiện vào thời gian cuối thì được gọi là ho bán cấp. Đặc biệt, trường hợp ho dai dẳng kéo dài hơn 8 tuần là ho mạn tính. Và trường hợp nguy hiểm hơn khi người bệnh ho ra máu. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Tình trạng ho gồm 3 giai đoạn: đầu tiền là hít vào, sau đó hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín bắt buộc phải thở ra một lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài và thường kèm một âm thanh đặc trưng.
Dưới đây là một số dạng ho phổ biến hay xuất hiện như:
- Ho khan: là kiểu ho không lẫn chất nhầy hay đờm và thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi và phụ thuộc vào tác nhân gây ho mà thời gian có thể kéo dài.
- Ho có đờm: là kiểu ho sẽ lẫn đờm hoặc chất nhầy tại đường hô hấp. Chất nhầy có thể biểu hiện đục hoặc trong hay đa dạng màu sắc như màu trắng, xanh, nâu, vàng…
- Ho ra máu: đây là trường hợp cực kỳ nguy hiểm khi bệnh nhân có biểu hiện ho ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như ung thư phổi hoặc bệnh viêm phổi. Thông thường, hầu hết các trường hợp ho ra máu kèm sốt cao và sụt cân sẽ là sự tiến triển của bệnh lao.
Dấu hiệu và các triệu chứng ho
Sau khi đã biết ho là gì thì bạn cần hiểu rõ ho có thể là bệnh hoặc không phải là bệnh mà là dấu hiệu biểu hiện cho nhiều loại bệnh khác nhau. Một số triệu chứng ho đi kèm ho đáng chú ý:
- Nghẹt mũi, sốt, cơ thể bị ớn lạnh do cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhức mỏi
- Ho liên tục, kéo dài gây đau đầu hoặc cảm giác đau họng, viêm họng, viêm amidan, ngứa rát cổ họng
- Ho khạc đờm và dịch nhầy
- Cảm giác đau đầu, buồn nôn hay các bệnh liên quan đến tiền đình
- Đổ mồ hôi vào ban đêm, cảm cúm, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng
Các cơn ho do tình trạng cảm cúm hay cảm lạnh gây nên sẽ tự hồi phục sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng ho kéo dài và xuất hiện thêm các tình trạng sau thì người bệnh cần đi thăm khám:
- Bị hụt hơi, khó thở, sốt cao
- Đau đầu, tức ngực
- Cơ thể mệt mỏi, mất tỉnh táo, buồn ngủ
- Ho có liên quan đến sốt kèm dịch nhầy và máu
- Tình trạng ho kéo dài, không thuyên giảm sau khi các triệu chứng khác biến mất hoặc thuyên giảm
- Có dấu hiệu ho ra máu
- Ho cản trở các hoạt động sinh hoạt hay giấc ngủ hàng ngày
Từ đây, bạn có thể biết các dấu hiệu cũng như triệu chứng của tình trạng ho là gì. Vì triệu chứng của bệnh ho rất phổ biến, dễ dàng nhận biết nên người bệnh có thể phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời. Tuy nhiên, vì là bệnh phổ biến nên nhiều người mang tâm lý chủ quan, không chữa tận gốc hoặc tìm sai biện pháp điều trị dẫn đến bệnh kéo dài và phát triển nặng hơn.
Các nguyên gây ra tình trạng ho
Vậy các nguyên nhân dẫn đến ho là gì? Các giai đoạn của ho là khi đường hô hấp bị kích thích thì cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên là đẩy không khí ra với áp lực mạnh để làm sạch tác nhân gây kích thích đó ra khỏi đường hô hấp. Trong đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho chẳng hạn như:
Do nhiễm trùng đường hô hấp
Nguyên nhân thường thấy nhất ở ho cấp tính của người lớn là nhiễm trùng đường hô hấp do virus cấp tính gây ra hay còn được gọi là viêm phế quản cấp tính hay cảm lạnh thông thường. Trong những tình huống như vậy, ho thường đi kèm theo sốt, sổ mũi và đau họng. Tình trạng ho cũng có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng do vi rút có thể ảnh hưởng đến đường thở trong trường hợp viêm phế quản và thậm chí ảnh hưởng tới phổi trong trường hợp bị viêm phổi. Ho do nhiễm virus thường gây ho sâu, dai dẳng thường hơn vài tuần có thể cần được chăm sóc y tế.
Do dị vật đường hô hấp
Có nhiều trường hợp vô tình thức ăn hoặc các dị vật khác có thể đi xuống khí quản thay vì ống dẫn thức ăn dẫn đến gây ho. Và hành động ho ở trường hợp này là một phản ứng để làm sạch cổ họng, nhất là khi có những dị vật tiếp xúc với họng. Một vài tác nhân kích ứng gây ho khác như đồ ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh cũng gây bệnh ho.
Do trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính. Do quá trình đẩy dịch axit từ dạ dày lên họng và thanh quản sẽ gây kích thích các thực thể của thanh quản dẫn đến phản ứng ho thường xuyên. Dấu hiệu ho gây ra do trào ngược dạ dày đến từ nguyên nhân axit dạ dày bị đẩy vào thực quản dẫn đến cơ thể sinh ra phản ứng ho để bảo vệ các cơ quan khác của cơ thể tránh khỏi bị tổn thương. Trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm tình trạng ho nặng hơn vào ban đêm vì tư thế nằm ngủ của người bệnh khiến axit dạ dày dễ bị trào lên thực quản gây kích thích đến niêm mạc họng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Có một số trường hợp nguyên nhân gây ho quá nhiều là từ tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trong đó, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) thường được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp và bệnh tim gây ho do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dứt khi ngừng dùng thuốc.
Do vấn đề về bệnh lý
Có nhiều loại bệnh là nguyên nhân của tình trạng ho. Trong đó bệnh hen suyễn là phổ biến vì bệnh này làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên siêu phản ứng với các yếu tố bên ngoài. Trường hợp này có thể dẫn đến viêm phế quản, phản ứng quá mức của phế quản và tắc nghẽn luồng không khí làm ngắt quãng kèm theo co thắt đường thở, gây tình trạng sưng phù và dễ co thắt khi gặp chất kích thích. Vì vậy, bệnh hen suyễn gây nên hiện tượng ho nhiều, ho khò khè, ho nặng tiếng,…
Một căn bệnh gây ho ở người là suy tim sung huyết. Khi bị căn bệnh này, bệnh nhân có khả năng bơm máu của tim giảm, không hiệu quả dẫn đến máu khó trở về tim và ứ lại ở phổi làm tăng áp lực động mạch phổi. Điều này dẫn đến sự tích tụ, tắc nghẽn chất lỏng trong phổi. Vì vậy, để làm sạch đường hô hấp và phế quản thì cơ thể sẽ tự động tăng phản xạ ho.
Một số cách trị ho hiệu quả
Ho là gì mà làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của đa số mọi người. Nhưng cách điều trị ho tốt nhất vẫn là để hệ thống miễn dịch tự đối phó với nó hay để cơn ho tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số cách trị ho hiệu quả sau:
Điều trị nguyên nhân gây ho
Sau khi biết đến các nguyên nhân gây ra những cơn ho là gì thì bạn có thể dựa vào đó để điều trị phù hợp bằng các loại thuốc sau:
Thuốc trị ho khan do hen suyễn: là các loại thuốc thường được kê đơn trong trường hợp ho do bệnh hen suyển gây ra như thuốc giãn phế quản và thuốc dạng xịt corticosteroid,…Nhóm thuốc này có công dụng giảm viêm và thông thoáng đường thở.
Thuốc làm thông mũi: công dụng của loại thuốc này là khắc phục tình trạng tắc nghẽn bằng cách làm cho các mạch máu trong phổi và mũi co lại. Các loại thuốc thông mũi phổ biến có thể đến như: pseudoephedrine, phenylephrine, ephedrine, xylometazoline hoặc oxymetazoline.
Thuốc kháng histamin: công dụng của nhóm thuốc này giúp khắc phục phản ứng do các tác nhân dị ứng gây ra. Một số loại thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị ho khan như: chlorpheniramine, brompheniramine, doxylamine, diphenhydramine, triprolidine hoặc promethazine.
Thuốc kháng sinh: ở nhóm thuốc này sẽ được kê khi bệnh nhân bị ho do nhiễm vi khuẩn.
Thuốc kháng axit: với những trường hợp hay ho khan do trào ngược axit dạ dày – thực quản, các loại thuốc kháng axit sẽ được kê để trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm giảm axit do dạ dày tiết ra.
Dùng thuốc giảm ho
Bạn cũng có thể khắc phục các cơn ho bằng một số loại thuốc điều trị ho phổ biến trên thị trường hiện nay như sau:
- Các loại thuốc giúp ức chế phản xạ ho như kẹo ngậm, siro, glycerol…
- Nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh điều hành phản xạ tình trạng ho như lidocain, menthol,…
- Thuốc có tác dụng giảm đờm như natri benzoat, terpin hydrat…
- Thuốc kháng sinh trị ho như amoxicillin, roxithromycin…
- Các loại thuốc giảm viêm, sưng, đau rát cổ họng như serrapeptase, alphachymotrypsin…
Nhưng thuốc tây có thể làm phát sinh các tác dụng phụ khi sử dụng, ảnh hưởng đến thận, dạ dày, gan. Điểm chú ý nhất, khi bạn áp dụng các loại thuốc giảm ho thuốc trị ho cho bé bạn phải tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
Dùng các phương thức trị ho tại nhà
Tình trạng bị ho nhiều gây ảnh hưởng nhiều đến cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy các phường pháp không cần sử dụng đến thuốc và có thể trị ho là gì? Ho có thể điều trị dễ dàng bằng các biện pháp dân gian tự nhiên hoặc các sản phẩm sát khuẩn lành tính mà không cần dùng thuốc. Bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị ho và làm giúp cổ họng giảm kích thích hay sử dụng đường phèn, gừng, cam thảo,… cũng là cách trị ho ngay tại nhà hiệu quả.
Xem ngay:
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn.
Hướng dẫn cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã biết được ho là gì cũng như cách kiểm soát hiệu quả tình trạng này. Vì ho là bệnh lý phổ biến nên người bệnh không cần quá lo lắng về nó. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chủ quan hay điều trị hời hợt. Nếu các cơn ho kéo dài dai dẳng từ 2 tuần trở đi thì nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để nhận phác đồ điều trị phù hợp.