Sổ mũi là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khiến bé cảm thấy khó chịu. Trẻ em bị sổ mũi nhiều và kéo dài cũng khiến cha mẹ lo lắng không biết có phải là dấu hiệu bệnh lý gì hay không. Việc hiểu rõ nguyên nhân là điều quan trọng trong việc chữa trị, giảm thiểu tình trạng sổ mũi và giúp trẻ thoải mái hơn. Vậy nguyên nhân trẻ bị sổ mũi? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi
Bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng có thể bị tình trạng sổ mũi, nguyên nhân trẻ sổ mũi là do:
Nhiễm virus
Bé bị sổ mũi nguyên nhân có thể là do virus, đặc biệt là khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi bị nhiễm virus, hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng bằng cách tạo ra chất dịch tiết để loại bỏ virus khỏi cơ thể, dẫn đến triệu chứng sổ mũi.
Nhiễm vi khuẩn
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi cũng có thể xuất phát do nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm mũi và tạo ra chất dịch tiết nhằm loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể. Trong trường hợp này, trẻ sẽ có triệu chứng như sổ mũi mủ, hắt hơi và khó chịu.
Dị ứng
Sổ mũi ở trẻ cũng có thể là do bé bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, vi khuẩn, thú nuôi hoặc thức ăn. Khi trẻ bị dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường, gây ra triệu chứng sổ mũi, ngứa mắt, hắt hơi và nếu nặng hơn có thể bị khó thở, mệt mỏi.
Thời tiết thay đổi
Khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, có thể gây tình trạng sổ mũi ở trẻ. Nguyên nhân do sự thay đổi thời tiết làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, gây kích thích và sổ mũi. Điều này thường xảy ra trong thời tiết lạnh, mùa đông khi không khí khô hanh hoặc trong môi trường có nhiều bụi và vi khuẩn.
Các bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân như trên, trẻ bị sổ mũi cũng có thể là do những bệnh lý bên trong cơ thể. Một số bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm… cũng khiến trẻ bị chảy nước mũi. Trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng sổ mũi kéo dài hoặc nghi ngờ mắc các vấn đề nghiêm trọng khác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám sức khỏe và điều trị phù hợp.
Triệu chứng trẻ bị sổ mũi thường gặp
Khi trẻ em bị sổ mũi có thể xuất hiện những triệu chứng khiến trẻ khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ như:
-
Sổ mũi nước, mủ hoặc dịch trong suốt từ mũi.
-
Sưng mũi và đỏ hoặc chảy máu mũi.
-
Hắt hơi hoặc ngứa mũi.
-
Khó thở hoặc nghẹt mũi.
-
Sưng vùng quanh mắt.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt.
Cách chữa trị khi trẻ bị sổ mũi
Lúc đầu, tình trạng sổ mũi có thể không gây hại nhiều đến bé nhưng nếu tính trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thế nên, cha mẹ cần thực hiện cách chữa trị như sau:
Nhỏ nước muối sinh lý
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một phương pháp hiệu quả để giúp trẻ giảm triệu chứng sổ mũi. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch, loại bỏ dịch bệnh, bụi bẩn và vi khuẩn từ mũi của trẻ làm giảm viêm nhiễm, ngứa. Nước muối còn giúp duy trì độ ẩm cho màng mũi, ngăn ngừa sự khô khan, mất ẩm và đặc biệt nó rất an toàn đối với trẻ em.
Cho bé tắm nước ấm
Tắm cho bé bằng nước ấm sẽ giúp làm dịu triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ, nước ấm giúp làm sạch mũi và giảm ngứa, đặc biệt là trong trường hợp bé bị tắc nghẽn mũi. Đồng thời, hơi ẩm từ nước ấm cũng có thể làm giảm sưng mũi giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đảm bảo nhiệt độ nước không quá nóng để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
Cho bé uống đủ nước
Khi trẻ bị sổ mũi, việc cho bé uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng vì nước giúp giảm độ nhầy, dẫn chất dịch tiết ra khỏi mũi, làm mát và dịu niêm mạc mũi. Đặc biệt, nếu bé có triệu chứng sốt do bệnh, việc uống nước đầy đủ giúp giảm sốt và duy trì sức kháng của cơ thể. Thế nên, cha me hãy đảm bảo cung cấp nước cho bé thường xuyên để giúp cải thiện triệu chứng sổ mũi nhanh hơn.
Cho bé nằm cao đầu khi ngủ
Khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên cho bé nằm cao đầu khi ngủ, bằng cách nâng đầu bé lên cao hơn cơ thể bạn có thể ngăn dịch tiết chảy từ mũi vào họng giúp bé dễ thở hơn. Đối với trẻ bị nghẹt mũi, việc nằm cao đầu có thể giúp giảm cảm giác khó thở và tăng cường lưu thông không khí cũng như giúp cải thiện giấc ngủ.
Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ
Trong trường hợp bé sổ mũi kéo dài, tốt nhất cha mẹ nên cho bé đến gặp các bác sĩ để xác định nguyên nhân gây sổ mũi cho bé, sau đó kê đơn thuốc và liều lượng phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị sổ mũi ở trẻ em bao gồm thuốc chống dị ứng, thuốc mủ mũi và thuốc giảm đau nếu cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì?
Phương pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Để bảo vệ sức khỏe cho bé, ngăn ngừa tình trạng trẻ bị sổ mũi cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bé như sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các loại vaccine sẽ đảm bảo rằng trẻ được sự bảo vệ khỏi trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm cả vấn đề trẻ bị ho sổ mũi. Cha mẹ nên cho bé tiêm đầy đủ các loại vaccine như vaccine cảm cúm, vaccine viêm phổi, vaccine viêm gan B,… giúp ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn và virus.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ
Việc duy trì môi trường sống sạch sẽ là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa sổ mũi cho bé. Cha mẹ cần đảm bảo rằng khu vực quanh bé luôn được giữ gọn gàng và sạch sẽ, đặc biệt là nơi bé tiếp xúc thường xuyên. Bạn hãy cũng chắc chắn rằng các đồ dùng của bé như bình sữa, núm vú và đồ chơi luôn được vệ sinh thường xuyên bằng cách đun sôi hoặc rửa sạch. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các vấn đề dị ứng có thể gây ra triệu chứng sổ mũi cho bé.
Rửa tay thường xuyên
Trên tay của trẻ có khá nhiều virus và vi khuẩn nên việc rửa tay thường xuyên, đúng cách có thể ngăn ngừa sự lây lan. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay trước khi tiếp xúc với bé để bảo vệ an toàn cho bé. Việc này giúp đảm bảo rằng trẻ không nhiễm khuẩn từ tay vào miệng hoặc mắt giúp ngăn chặn tình trạng trẻ bị sổ mũi và bệnh truyền nhiễm khác.
Tránh tiếp xúc với người bị bệnh
Một biện pháp quan trọng để phòng ngừa tình trạng trẻ bị sổ mũi là tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Đặc biệt là những người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh vì virus và vi khuẩn từ người bệnh có thể lây cho bé. Nếu có người trong gia đình bạn hoặc xung quanh bé đang bị sổ mũi hoặc cảm lạnh, hãy hạn chế cho bé tiếp xúc để giảm nguy cơ bé nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây sổ mũi.
Trong 6 tháng đầu hoàn toàn cho trẻ uống sữa mẹ
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp bảo vệ sức khỏe của bé và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé giúp chống lại các nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng giúp bé phát triển hệ hô hấp khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ bị sổ mũi và vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Lưu ý khi chữa trị bệnh sổ mũi cho trẻ
Trẻ bị sổ mũi cần lưu ý những gì?
Điều trị bệnh cho trẻ em là điều vô cùng quan trọng, dù là sổ mũi hay bất kỳ loại bệnh nào. Thế nên, khi điều trị bệnh cho bé cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
-
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và tự chữa trị cho trẻ mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lựa chọn sai thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
-
Theo dõi triệu chứng: Cha mẹ cũng nên theo dõi triệu chứng của trẻ và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường như khó thở, sốt cao, ho nặng hoặc nếu trẻ không chịu ăn uống và uống nước.
-
Giữ độ ẩm cho không khí: Bạn nên sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giữ cho không khí không quá khô giúp giảm triệu chứng sổ mũi.
-
Giúp bé thoải mái khi trị sổ mũi: Cha mẹ hãy cố gắng làm cho việc chữa trị trở nên thú vị hơn bằng cách tạo ra môi trường thoải mái cho trẻ, đặc biệt là khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi.
-
Rửa mũi đúng cách: Nếu sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, bạn hãy thực hiện đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Xem thêm:
Những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị sổ mũi như trên sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về tính trạng này và lên kế hoạch chăm sóc tốt hơn cho con của mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng sổ mũi kéo dài không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn và khám sức khỏe.