Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn trí tuệ. Cùng Bezut.vn xác định nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân sống và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau.
Phân sống là gì? Đi ngoài phân sống là dấu hiệu bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân sống và cách điều trị hiệu quả, bạn cần biết đi ngoài phân sống là gì. Đi ngoài ra phân sống hiện tượng lợn cợn những mẫu thức ăn thừa rất nhỏ và có mùi chua. Vì thế hình dáng phân sẽ không thành khuôn mà nát và lỏng. Có thể dễ dàng quan sát những sợi rau và các thực phẩm vụn mà ta từng ăn vào.
Tình trạng bé đi ngoài phân sống do thức ăn chưa được tiêu hóa hết đã theo phân ra ngoài, khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng. Người bệnh có cảm giác chướng bụng và đầy hơi sau khi ăn do tiêu hóa bất ổn. Bệnh đi ngoài sống phân tuy không nguy hiểm nếu được xử trí kịp thời nhưng mang lại cảm giác khó chịu mệt mỏi và chán ăn. Nếu kéo dài có thể khiến bé suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và chậm phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, phụ huynh cần biết và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài phân sống
Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân sống và cách điều trị hiệu quả. Phụ huynh cần nhận biết tình trạng đi ngoài phân sống là tình trạng các bé đi đại tiện ra phân bất thường về:
-
Phân không thành khuôn, lúc lỏng và ướt, lúc nát, tính chất không ổn định.
-
Phân thường lợn cợn và còn lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết, mùi chua gay mũi.
-
Trẻ đi phân sống 1 đến 3 lần trong một ngày.
-
Bé xuất hiện tình trạng nôn mửa.
-
Trẻ trở nên ốm yếu, không có tinh thần hoặc tức giận do tình trạng tiêu chảy và sự không thoải mái.
Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đi ngoài phân sống
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo bé chỉ nên ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, có khả năng hấp thu những thực phẩm phức tạp hơn sữa mẹ. Nhiều gia đình cho trẻ ăn dặm sớm, chưa đủ khả năng hấp thụ thức ăn nên khiến trẻ đi ngoài phân sống. Mặt khác, việc cho trẻ ăn dặm sớm cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác táo báo, thừa cân.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Trẻ em là lứa tuổi đang phát triển vì vậy cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt không thể thiếu đạm, chất béo, chất xơ, đường, vitamin và khoáng chất. Nếu chế độ ăn uống không khoa học và dẫn đến thiếu hụt hoặc quá dư thừa thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ đi ngoài ra phân sống. Việc mẹ cho trẻ ăn không đúng bữa theo khoa học hoặc ăn quá nhiều cùng một lúc cũng khiến trẻ dư thừa nhiều chất, cơ thể không hợp lập tức hấp thu được hết dẫn tới phân sống.
Cho bé dùng nhiều thuốc kháng sinh
Nhiều gia đình lợi dụng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ nhỏ không theo đơn, không điều độ. Kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi làm đường ruột giảm hấp thu dưỡng chất. Việc lạm dụng kháng sinh liên tục khiến hệ tiêu hóa của trẻ em rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn tới trẻ đi ngoài phân sống.
Môi trường sống không sạch sẽ
Trẻ đi ngoài phân sống do môi trường sống chưa được sạch sẽ cũng là một nguyên nhân phổ biến. Trong trường hợp này có thể là do gia đình chưa vệ sinh kỹ đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Trẻ em cũng rất hay mút tay chân và điều này không đảm bảo vệ sinh. Môi trường sống không sạch sẽ rất dễ khiến trẻ em gặp tình trạng nhiễm ký sinh trùng như giun sán hoặc các loại virus khác. Ngoài ra, còn gây tình trạng đau bụng dữ dội và liên tục đi ngoài ra phân sống. ·
Đang mắc phải bệnh lý nào đó
Trẻ đi ngoài phân sống kéo dài đi cùng với triệu chứng đau quặn bụng mỗi khi ăn một loại thực phẩm nhất định thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý mà phụ huynh nên lưu tâm như:
-
Viêm đại tràng đi ngoài phân sống nhiều lần trong ngày kèm theo sôi bụng và đầy hơi.
-
Hội chứng ruột kích thích làm rối loạn đại tràng và gây ra đau bụng dữ dội không cố định. Đôi khi sẽ sờ thấy một số cục cứng nổi lên ở vị trí đau. Táo bón hoặc tiêu chảy có cảm giác đi ngoài không hết phân và phân sống.
-
Viêm loét dạ dày làm trẻ em đau bụng âm ỉ và càng đau khi đói, khó chịu sau khi ăn và ợ hơi, ợ nóng cũng như đi ngoài ra phân sống.
Mối nguy hiểm khi trẻ đi ngoài phân sống
Khiến trẻ bị mất nước
Ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân sống và cách điều trị hiệu quả, phụ huynh cần phải biết việc đi ngoài nhiều lần trong một ngày khiến cơ thể trẻ nhỏ bị mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt, khi đi phân sống trẻ em còn thường bỏ bú và chán ăn khiến lượng nước nạp vào không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Mất nước nặng có thể dẫn đến những biến chứng cho cơ thể trẻ em như phù não do cố ý bổ sung chất lỏng nhanh, động kinh do mất cân bằng điện giải gây co thắt cơ bắp không tự chủ, sốc và suy thận thậm chí hôn mê và tử vong.
Bé không muốn ăn nên sẽ bị suy dinh dưỡng
Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến trẻ đi phân sống, phụ huynh cần biết sự nguy hiểm khi trẻ đi ra ngoài phân sống sẽ rất mệt mỏi, uể oải. Điều này khiến cho các chất dinh dưỡng chưa được tiêu hóa kịp thời và hấp thu gây ứ đọng khó tiêu cho trẻ nhỏ.
Trẻ chậm tăng cân và suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc phát triển về thể chất và trí tuệ. Những dưỡng chất chưa được hấp thu tồn tại lâu trong đường tiêu hoá sản sinh độc tố làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của trẻ em. Sức đề kháng bị suy giảm khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa hơn bình thường. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra nhiều tình trạng viêm nhiễm và hoại tử về đường tiêu hóa. Đi ngoài nhiều lần khiến hậu môn bị tổn thương.
Hướng dẫn cách điều trị cho trẻ đi ngoài phân sống
Giai đoạn nhẹ (từ 1-3 ngày đầu tiên)
Trẻ đi phân sống bao lâu thì khỏi nếu đang ở giai đoạn nhẹ? Cách điều trị hiệu quả trong giai đoạn đầu từ 1-3 ngày như sau:
-
Bổ sung lợi khuẩn lợi khuẩn Bifidobacterium cho trẻ: Khi hệ tiêu hóa đang rối loạn, việc bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết cho trẻ em ở giai đoạn này. Các mẹ có thể tham khảo lợi khuẩn Bifidobacterium – loại lợi khuẩn chiếm đến 99% số lượng loại khuẩn trong đường ruột.
-
Bổ sung nước và vitamin cho trẻ: Trẻ đi ngoài dẫn tới mất rất nhiều nước vì vậy phụ huynh phải bổ sung ngay cho con bằng những cách như tăng số lần bú trong một ngày nếu trẻ vẫn còn bú mẹ. Bên cạnh đó, hãy bổ sung nhiều nước lọc, nước ép trái cây, ăn những loại thức ăn lỏng.
-
Sử dụng dung dịch oresol theo liều lượng như sau: Trẻ dưới 2 tuổi uống từ 50 đến 100 ml sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ từ 2 đến 10 tuổi uống 100 đến 200 ml sau mỗi lần đi ngoài. Lưu ý quá trình bổ sung nước cần phải từ từ và chia nhỏ thành nhiều lần trong một ngày. Tránh tình trạng phù vỡ tế bào khi bổ sung nước quá nhanh.
-
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ: Chế độ ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến bé đi phân sống. Cần phải dựa theo độ tuổi và tình trạng ăn dặm để cải thiện.
Giai đoạn từ nặng (sau 3 ngày trẻ vẫn đi ngoài liên tục)
Để biết cách điều trị hiệu quả sau 3 ngày đi ngoài kéo dài, hãy lập tức làm theo những chỉ dẫn sau:
-
Đi khám bác sĩ: Đưa trẻ em đến trung tâm cấp cứu ngay lập tức để xử lý kịp thời tình trạng mất nước và giảm được nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
-
Uống thuốc theo chỉ định: Mua thuốc theo đơn của bác sĩ chính quy và cho trẻ nhỏ uống đúng liều lượng. Lạm dụng kháng sinh không theo đơn cũng thuộc một trong số nguyên nhân dẫn đến trẻ đi phân sống. Cách điều trị hiệu quả là tuân thủ theo toa thuốc.
-
Có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, làm sạch môi trường sống: Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra phân sống mãi không dừng cũng có thể do môi trường sống chưa đủ sạch sẽ khiến bệnh tái đi tái lại. Ngoài ra các mẹ cũng cần cải thiện lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ em.
Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài ra phân sống rất quan trọng trong việc tìm ra cách điều trị hiệu quả. Trẻ đi phân sống nên ăn gì? Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần sữa mẹ là đủ hoặc bổ sung một số sữa công thức theo đúng liều lượng được chỉ dẫn. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi và đã có thể ăn dặm được, phụ huynh nên điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cân đối và hợp lý hơn.
Đảm bảo bốn nhóm chất chính như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất được cân bằng trong các bữa ăn. Đặc biệt phải đảm bảo ăn chín uống sôi và vệ sinh cho trẻ em. Gia đình có thể xé hoặc xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Một số điều cần kiêng kỵ khi trẻ đi ngoài phân sống
Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ đi phân sống và cách điều trị hiệu quả cần tuyệt đối kiêng kị làm những điều này:
-
Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như gói cá sống, thịt bò tái,…
-
Tạm ngừng đồ ăn tanh như tôm cua cá cho tới khi tình trạng phân sống được cải thiện.
-
Không cho ăn dồn dập trong một bữa để tránh hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải.
Xem thêm bài viết liên quan:
Bệnh lây là gì? Những con đường có thể lây bệnh truyền nhiễm
Tại sao trẻ em ho nhiều về đêm? Những cách điều trị trẻ hiệu quả
Vậy là nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân sống và cách điều trị hiệu quả đã được trình bày chi tiết qua bài viết trên. Nếu được chăm sóc tốt và nhận được sự quan tâm của phụ huynh, trẻ có thể tự hồi phục và đào thải độc độc tố và các chất dư thừa ra ngoài cơ thể qua đường phân ngay tại nhà. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức chăm trẻ nữa nhé!