Việc thiếu canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của các bé. Các bệnh điển hình như: còi xương, rối loạn giấc ngủ, hệ miễn dịch suy yếu,.. Bậc làm ba mẹ như chúng ta cần phải quan tâm và chú ý đến sức khỏe con em mình, để không gây ra những hậu quả xấu sau này. Bên cạnh việc phòng tránh bệnh thì cũng cần quan sát cẩn thận những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em mà các mẹ nên chú ý. Vậy:
- Can xi có vai trò như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
- Những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị thiếu canxi
- Những dấu hiệu bé thiếu canxi.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới này nhé!
Vai trò canxi trong việc phát triển toàn diện của trẻ
Trước khi làm rõ những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em thì ba mẹ nên nắm chắc vai trò của canxi trong quan trọng như thế nào trong quá trình phát triển của trẻ.
- Xây dựng và duy trì hệ xương, răng: Canxi là thành phần chính của xương và răng, giúp phát triển mạnh mẽ, chắc khỏe. Trẻ cần canxi để xây dựng, phát triển hệ xương và răng trong giai đoạn phát triển.
- Hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh: Canxi tham gia vào quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, giúp duy trì chức năng cơ và thần kinh của trẻ. Triệu chứng trẻ bị thiếu canxi đó là co giật và tê liệt.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Canxi giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng khác, bao gồm cả protein, chất béo, carbohydrate. Việc thiếu canxi ở trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Canxi giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Nó có khả năng kích thích sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào tăng trưởng, tế bào sát khuẩn và tế bào sát thủ.
Nguyên nhân làm trẻ bị thiếu canxi
Tình trạng thiếu canxi ở trẻ em có thể có nhiều nguyên nhân:
- Di truyền: Nếu một trong hai ba mẹ của trẻ có thiếu canxi, có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi ở trẻ.
- Chế độ ăn không cân đối: Việc cung cấp không đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày có thể dẫn đến thiếu canxi ở trẻ. Đặc biệt, trẻ em thường có xu hướng thích ăn các loại thực phẩm giàu đường và chất béo, nhưng lại ít ưa thích thức ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, rau xanh.
- Tiêu hóa không tốt: Một số trẻ có thể có vấn đề về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn.
- Rối loạn hấp thụ canxi: Một số bệnh lý như bệnh celiac, bệnh Crohn hay bệnh tụy không bài tiết đủ enzym có thể gây rối loạn hấp thụ canxi.
- Thiếu vitamin D: Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và phosphat từ thức ăn, giúp cải thiện sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi thiếu cơ thể không thể hấp thụ đủ canxi từ thức ăn, dẫn đến tình trạng thiếu canxi.
10 Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ dễ thấy mà mẹ nên quan tâm
Dưới đây là 10 biểu hiện của bé thiếu canxi mà ba mẹ cần chú ý:
Thóp liền muộn là biểu hiện của trẻ thiếu canxi
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em đầu tiên là thóp liền muộn hơn thông thường. Thóp là một phần mềm nằm giữa xương sọ và nằm bên trái của trẻ. Thường thì vị trí này sẽ khép lại trong khoảng từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, ở những trẻ thiếu canxi, quá trình này có thể diễn ra muộn hơn.
Quấy đêm, khóc và không ngủ ngon giấc
Khi con thường xuyên gặp khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hoặc bị giật mình khi ngủ, hay quấy khóc vào ban đêm thì ba mẹ nên chú ý vì có thể đây là biểu hiện của thiếu canxi ở trẻ. Khi thiếu canxi, hệ thần kinh trung ương có thể bị ức chế, dẫn đến tình trạng hưng phấn thái quá và các biểu hiện tương tự như đã được đề cập.
Trẻ biếng ăn
Vì canxi là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của xương, răng. Khi thiếu canxi có thể làm cho trẻ em có cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn hoặc không hấp thụ thức ăn tốt. Vậy nên khi ba mẹ theo dõi bé có dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em qua việc việc không hợp tác ăn uống thì rất có thể bé đã mắc tình trạng này.
Mọc răng chậm và không đều, sâu răng
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em có thể là răng mọc không đều, mọc chậm hoặc sâu răng. Chính vì canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng của em bé nên khi cơ thể không đủ canxi thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định với các bộ phận này.
Trẻ biết đi muộn và xương khớp bị biến dạng
Trường hợp xương không đủ chắc khỏe nên sẽ dễ bị biến dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương nên sẽ khiến trẻ biết đi muộn hơn. Do đó, ba mẹ nên theo dõi kỹ về vấn đề này, kiểm tra nếu vùng xương đặc biệt là chân có dấu hiệu biến dạng thì hãy đem con đi khám ngay.
Dấu hiệu đau nhức chân, bị chuột rút
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ như đau nhức chân, bị chuột rút là những tín hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất cho thấy xương của bé đang bị yếu do thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ cơ thể. Do đó, trẻ thường có triệu chứng đau chân. Khi phải mang đồ nặng, triệu chứng đau chân sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn
Các đối tượng trẻ, đặc biệt là những em nhỏ dưới 2 tuổi, thường gặp tình trạng rụng tóc phía sau gáy, còn được gọi là rụng tóc hình vành khăn, do thiếu canxi và vitamin D. Đây chính là biểu hiện trẻ thiếu canxi ở trẻ mà nhiều ba mẹ dễ bỏ qua.
Trẻ bị nấc cục và ọc sữa
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây co thắt nhiều hơn và tạo ra tình trạng nấc cụt, ọc sữa ở thanh quản của trẻ. Điều này cũng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như suy tim và ngưng thở. Ba mẹ cần rất chú ý dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em này vì nó tiềm ẩn nguy hiểm nhiều đến tính mạng của bé.
Trẻ nhận thức chậm là biểu hiện trẻ thiếu canxi
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em tiếp theo đó là nhận thức chậm. Canxi là khoáng chất cần thiết để dẫn truyền tín hiệu cho hệ thần kinh nên khi bé gặp trường hợp thiếu canxi sẽ gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ có dễ bị rối loạn tâm lý, nhận thức chậm, khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống, những sự vật, sự việc xung quanh mình khi bị thiếu canxi.
Dấu hiệu mồ hôi vào ban đêm
Những dấu hiệu này thường xảy ra thường xuyên ở trẻ em thiếu vitamin D và canxi, đặc biệt là ở trẻ em 3 tháng tuổi. Vì vậy, ba mẹ không nên coi nhẹ tình trạng trẻ bị ra mồ hôi nhiều vào ban đêm, ngay cả khi không có thời tiết quá nóng.
Tác hại khi bé thiếu canxi
Bé thiếu canxi có thể gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số tác hại chính:
- Yếu xương và rối loạn tăng trưởng: Canxi là một thành phần quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển xương và răng. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng yếu xương, giòi, dễ gãy xương và chậm phát triển chiều cao.
- Rối loạn cơ: Canxi cần thiết để tạo ra các tín hiệu điện trong các tế bào cơ, giúp cơ bắp hoạt động một cách chính xác, nếu thiếu sẽ dẫn đến cơ bắp co giật, co thắt và suy yếu.
- Rối loạn tiêu hóa: Canxi giúp hấp thụ chất béo nên thiếu canxi có thể gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Canxi tham gia vào việc hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Thiếu canxi sẽ khiến hệ miễn dịch kém, dễ lây bệnh và ốm vặt.
- Ngoài ra, nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu như còi xương, xương nhỏ, lùn, chậm lớn, răng yếu, răng mọc không đều, dễ bị sâu răng,..
Những cách bổ sung canxi cho trẻ
Bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé
Đừng để đến lúc phải dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở trẻ, mà hãy bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ ngay để không gặp tình trạng thiếu canxi:
- Sữa uống và nhũng sản phẩm làm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa đậu nành giàu canxi.
- Các loại rau xanh: Rau xanh như cải bắp, rau cải ngọt, bóng cả, rau chân vịt, rau cải xoong,… cũng chứa nhiều canxi. Hãy thêm các loại rau này vào các món ăn của trẻ.
- Các loại hạt và hạt có vỏ: Hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, .. cung cấp canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bạn có thể cho trẻ ăn các loại hạt này như snack hoặc thêm vào các món ăn khác.
- Cá và các sản phẩm từ cá: Cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá basa… chứa nhiều canxi giúp bé nạp vào cơ thể đủ lượng cần thiết.
Ngoài ra, các mẹ cần sử dụng những loại sữa bổ sung canxi cho trẻ, hay thuốc bổ sung canxi cho bé để cải thiện tình trạng thiếu canxi ở trẻ một cách hiệu quả hơn. Khi bổ sung đủ các thực phẩm này chắc chắn ba mẹ sẽ không thấy những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em xuất hiện.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả. Bổ sung vitamin D để tránh tình trạng trẻ em thiếu canxi:
- Cung cấp thực phẩm giàu vitamin D: Cá mỡ (hồi, cá thu, cá hồi), trứng, nấm mặt trời, một số loại sữa và sản phẩm từ sữa giàu vitamin D.
- Tếp xúc với ánh sáng mặt trời: Đây là nguồn tự nhiên giàu vitamin D nên hãy cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày để lấy được nguồn vitamin D tự nhiên (Hãy tránh tiếp xúc quá lâu trong thời gian nắng gắt).
- Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D: Trong một số trường hợp, việc sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm bài viết liên quan:
Các loại bệnh thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống bệnh hiệu quả
Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Canxi rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là khi trẻ càng lớn, nhu cầu canxi càng tăng. Hy vọng những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ mà chúng tôi cung cấp phía trên đã giúp ba mẹ nắm rõ và chú ý đến biểu hiện của trẻ. Chúc ba mẹ thông thái trong hành trình chăm con lớn khôn.