Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Sức khỏe đường hô hấp của bé luôn được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Đặc biệt, với các trẻ sơ sinh cho đến dưới 6 tuổi, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn cùng sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Bệnh viêm phổi ở trẻ em chính là căn bệnh đáng lo. Bài viết chúng tôi sẽ thông tin bổ ích liên quan đến bạn về căn bệnh này. Chẳng hạn như:

  • Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?
  • Các loại viêm phổi thường gặp ở trẻ?
  • Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm phổi?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc bệnh viêm phổi.
  • Những giai đoạn viêm phổi nào ở trẻ?
  • Cách điều trị bệnh viêm phổi của trẻ
  • Các loại thuốc thường dùng cho bệnh viêm phổi?

Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng nhau theo dõi nhé!

Bệnh viêm phổi ở trẻ em là gì?

Viêm phổi ở trẻ em chính là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, khi virus và vi khuẩn tấn công nó lập tức tạo ra ổ nhiễm trùng tại phổi của trẻ. Theo WHO thì viêm phổi chính là căn bệnh khiến nhiều trẻ trên toàn thế giới tử vong cao. Bệnh viêm phổi dạng truyền nhiễm cấp tính rất dễ lây lan, đe dọa đến sức khoẻ của người mắc. Người sinh hoạt xung quanh bé có thể bị lây qua đường giọt bắn, hắt hơi hay trò chuyện.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?

Các loại viêm phổi thường gặp ở trẻ

Hiện nay các bác sĩ chia ra thành 2 dạng bệnh viêm phổi:

  • Viêm phổi thuỳ: Đây là bệnh gây tổn thương tổ chức tại phổi như phế nang, tiểu phế quản tận cùng, mô liên kết kẽ. Viêm phổi thuỳ sẽ dễ gặp ở trẻ có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc sẵn các bệnh liên quan đến phổi như hen phế quản. Điều đáng lo ngại là bệnh viêm phổi ở trẻ em dạng này có thể bùng phát thành dịch. Vậy nên các bậc phụ huynh phải nâng cao nhận thức trong phòng bệnh cũng như sớm cách ly bé để điều trị kịp thời.
  • Viêm phổi phế quản: Bệnh lý này là tình trạng nhiễm trùng cấp tính lan tỏa ở phế quản, phế nang phổi và các mô kẽ. Bệnh tiến triển rất nhanh và thường xuất hiện biến chứng nặng nếu không kịp điều trị. Những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ dễ mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao.
Các loại viêm phổi
Các loại bệnh viêm phổi thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em là gì?

Như đã đề cập ở trên, viêm phổi ở trẻ đa phần là do nhiễm vi khuẩn. Với nhóm trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi thường do vi khuẩn Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes, H.influenzae. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi thường do vi khuẩn Pneumonia, E.Coli, vi khuẩn gram âm gây ra. Viêm phổi do vi khuẩn tiến triển nặng nề hơn so với nhiễm virus. Với nhóm trẻ trên 5 tuổi thì bệnh thường do nhiễm virus RSV, H.influenza. Bệnh viêm phổi do virus có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, nếu bé có sức đề kháng mạnh thì có thể tương tự như cảm cúm thông thường. Nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổ cho bé
Viêm phổi do vi khuẩn sẽ có triệu chứng nặng nề hơn so với viêm phổi virus

>> Xem thêm bài viết liên quan: Các bệnh thường gặp ở trẻ em mà bố mẹ nên được biết.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm phổi

Thông thường tình trạng viêm phổi sẽ xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Sau 2 – 3 ngày bé bắt đầu bị cảm lạnh và đau họng. Sau đó virus hay vi khuẩn tấn công đến phổi, chất dịch nhầy, bạch cầu tập hợp trong các phế nang của phổi khiến cơ thể khó hấp thu được oxy. Từ đó buộc bé phải thở nhanh hơn bình thường để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Với bệnh viêm phổi ở trẻ dạng nhiễm vi khuẩn sẽ tiến triển rất nhanh. Bé bị sốt cao đột ngột, thở gấp bất thường. Ngoài ra trẻ có thể bị đau họng, đau đầu, phát ban, mặt tái nhợt và khó ngủ. Tùy vào sức đề kháng của bé mà các biểu hiện sẽ xuất hiện nhanh hay chậm, đa phần nếu nhiễm virus hợp bào hô hấp sẽ gây bệnh trong 4 – 6 ngày. Nếu bé bị viêm phổi do virus gây bệnh cúm thì trẻ có thể xuất hiện triệu chứng ngay sau 18 – 72 giờ.

>> Bạn có thể đang quan tâm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em | Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ ở giai đoạn nào dễ mắc bệnh viêm phổi?

Bệnh viêm phổi ở trẻ em rất phổ biến và những bé sau có nguy cơ cao mắc bệnh hơn:

  • Trẻ có hệ thống miễn dịch yếu, có thể do bé bị mắc một số bệnh từ khi mới sinh hoặc do sinh non.
  • Trẻ đang phải điều trị bệnh lý mãn tính như hen suyễn, xơ nang, bị tim bẩm sinh, đái tháo đường, trầm cảm.
  • Trẻ bẩm sinh mắc các vấn đề ở phổi.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn.

Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ

Bệnh viêm phổi ở trẻ em buộc phải được chẩn đoán chính xác và càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nặng cùng các biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ dựa vào các triệu chứng hô hấp của trẻ như ho, sốt, thở nhanh. Ban đầu bé sẽ ho khan, sau đó là ho có đờm. Một vài trường hợp bé quá nhỏ và yếu sẽ không ho hoặc ho ít. Ngoài ra bác sĩ cũng dựa vào các dấu hiệu như da trẻ tím tái, bỏ bú, không ăn uống được, lõm lồng ngực, thở rít để chẩn đoán.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ xét nghiệm công thức máu, chụp X – quang ngực hoặc chụp CT scan ngực. Bên cạnh đó để chẩn đoán thật chính xác, bé có thể được lấy dịch mũi hoặc họng, đờm để kiểm tra vi khuẩn và virus đang khu trú ở phổi. Kết hợp cùng đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu, nội soi phế quản khi cần thiết để có kết quả chẩn đoán cụ thể, tránh bỏ qua thời điểm vàng để điều trị bệnh.

Chẩn đoán lam sàng cho trẻ
Từ những triệu chứng lâm sàn, bác sĩ sẽ chẩn đoán sâu hơn như chụp X – quang, CT ngực

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Việc trị viêm phổi cho trẻ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể chất và nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bé mắc viêm phổi do virus, có thể sẽ không cần uống kháng sinh nhưng với viêm phổi do vi khuẩn thì buộc phải dùng thuốc. Tuỳ vào loại vi khuẩn trong quá trình chẩn đoán bệnh để bác sĩ kê toa điều trị cho bé. Dưới đây là một số gợi ý cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em:

  • Điều trị triệu chứng: Giảm sốt bằng thuốc hạ sốt như paracetamol. Có thể dùng thuốc ho, long đờm để giảm ho và giúp trẻ dễ thở hơn. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Điều trị kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp dựa trên tình trạng bệnh và tuổi của trẻ. Thường dùng kháng sinh nhóm cephalosporin, macrolid hoặc penicillin. Điều trị đủ liều và đúng thời gian theo chỉ định.
  • Theo dõi và điều trị triệu chứng: Theo dõi sát tình trạng sốt, ho, khó thở của trẻ. Chụp X-quang phổi nếu cần để xem tình trạng viêm phổi. Cho trẻ thở oxy nếu thiếu oxy trong máu.
  • Điều trị hỗ trợ: Bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp.
  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh: Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi hẳn. Không cho hoạt động thể chất mạnh trong thời gian điều trị.

Nếu tình trạng trẻ không thuyên giảm hoặc nặng hơn cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

Khi nào cần đứa trẻ điều trị tại bệnh viện?

Hầu như các phụ huynh thường không có kinh nghiệm trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi. Đặc biệt, bệnh viêm phổi có thể không xuất hiện ngay các triệu chứng giai đoạn đầu và thường bị nhầm lẫn với cảm cúm. Cho nên ngay khi bé có biểu hiện lạ ở đường hô hấp thì hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Việc xác định rõ nguyên nhân viêm phổi chỉ có thể do bác sĩ thực hiện. Nếu bé đang ở giai đoạn nhẹ không đáng lo ngại, bác sĩ sẽ cho phép tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn. Vậy nên lúc nào thì cần đưa bé đến bệnh viện? Lúc ngay khi bé có những biểu hiện bất thường ở hệ hô hấp. Với cách này, bố mẹ sẽ không bỏ qua thời điểm vàng để giúp con điều trị bệnh, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

dẫn trẻ đến bệnh viện tham khám viêm phổi
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phổi đến bệnh viện

Những loại thuốc thường dùng cho bệnh viêm phổi ở trẻ em

Thông thường, bệnh viêm phổi đều phải sử dụng thuốc qua đường uống hoặc tiêm để điều trị. Tuỳ theo nguyên nhân và độ tuổi để bác sĩ chỉ định thuốc cho phù hợp:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị kéo dài từ 7 – 10 ngày. Để phòng gặp tác dụng phụ của thuốc, bố mẹ hãy cung cấp đủ nước cho trẻ cũng như tuân thủ cho trẻ uống đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Thuốc hạ sốt: Đa phần trẻ mắc viêm phổi đều bị sốt cao. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống paracetamol hoặc một số dạng thuốc bào chế dạng bột, sủi khác có tác dụng tương tự.
  • Thuốc giảm ho: Một số bé khi mắc viêm phổi sẽ bị ho. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ uống thuốc giảm ho nếu cần hoặc bổ sung các loại siro ho để bé dễ chịu hơn.

Ngoài những thuốc kể trên thì các trẻ viêm phổi cần phải được vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để lấy đi dịch nhờn. Có thể dùng nước muối sinh lý dạng xịt phun sương để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Những loại thuốc điều trị bệnh
Những loại thuốc điều trị bệnh viêm phổi

Biến chứng gặp phải khi viêm phổi

Điều đáng lo ngại hơn cả ở bệnh viêm phổi ở trẻ em là các biến chứng. Một số biến chứng phải kể đến như:

  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn đã xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng rất khó để điều trị và gây tử vong cao.
  • Tràn mủ màng phổi: Tình trạng này sẽ gây khó khăn khi hô hấp, bạch cầu tăng cao cũng như xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Viêm màng não: Trẻ mắc biến chứng viêm màng não có thể bị tổn thương não vĩnh viễn, gây rối loạn thần kinh và đe dọa đến tính mạng.
  • Suy hô hấp cấp: Biến chứng này gây áp xe phổi, suy giảm hệ miễn dịch và có thể dẫn đến viêm phổi mãn tính.
  • Suy tim: Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và dẫn đến suy tim, khi tim không thể bơm đủ máu để cung cấp oxi cho cơ thể.
  • Phổi sưng to (phổi phình): Các mao mạch trong phổi có thể bị viêm nhiễm và gây sưng to, dẫn đến khó thở và suy giảm chức năng phổi.

Dinh dưỡng dành cho trẻ viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ muốn được điều trị dứt điểm thì phải kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học. Trẻ mắc viêm phổi nên được bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để kháng viêm và tăng cường sức đề kháng. Rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cam, dâu tây, đu đủ, táo, lê chính là thực phẩm rất tốt cho bé.

Ngoài ra, để trẻ luôn dồi dào năng lượng hãy cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu đạm. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và sửa chữa những mô, tế bào bị tổn thương. Tốt nhất hãy nấu cháo từ thịt ức gà, cá hồi, cá mòi để hỗ trợ bé nhanh lại sức khi điều trị bệnh. Đặc biệt các phụ huynh chỉ nên chế biến món ăn thật lành tính, dễ tiêu hoá khi trẻ đang bị bệnh. Tuyệt đối không dùng thịt đỏ, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng đều là thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục.

Những thực phẩm giúp trẻ nhanh phục hồi
Bé bị viêm phổi cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ

Cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Cho đến thời điểm hiện tại, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm phổi cho trẻ là chủ động tiêm vắc xin. Với mũi vắc xin 5 trong 1 sẽ giúp bé ngừa được bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà. Đặc biệt phụ huynh nên chủ động giữ nhà cửa sạch sẽ, không khói thuốc lá tại môi trường có trẻ sinh sống. Mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Xem thêm bài viết liên quan:

—> Những nguyên nhâ gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

—-> Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em | Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

—-> Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm phổi ở trẻ em. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh và có cho mình những kiến thức chủ động phòng ngừa bệnh cho bé.