Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em được xem là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và thường bùng phát vào thời điểm mùa mưa ở Việt Nam. Hằng năm, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này tương đối cao và hiện chưa có bất kỳ thuốc đặc trị cũng như vắc xin để dự phòng. Vì thế qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ cho quý độc giả. Mời bạn đọc theo dõi ngay nhé!
Căn bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết (tiếng Anh là dengue fever), đây là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Loại virus này được truyền qua người từ những vết đốt của muỗi vằn, chúng là những con muỗi đã nhiễm virus Dengue sau khi hút máu từ người bệnh sốt xuất huyết. Hiện chưa có loại thuốc cụ thể để điều trị bệnh sốt xuất huyết trẻ em, vì vậy việc tập trung chăm sóc để giảm triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể là điều cần thiết
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra vào mỗi mùa mưa và phổ biến ở các khu vực nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ và một số khu vực của châu Đại Dương. Đối tượng nhắm đến của loại bênh này đó là trẻ em vì hệ miễn dịch của các bé vẫn còn yếu và chưa được hoàn thiện.
Xem thêm bài viết liên quan: Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh | Cách nhận biết và phân biệt với các loại bệnh khác
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Sau đây là những triệu chứng cho thấy bé bị sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý:
Hay buồn ngủ, dễ cáu kỉnh
Do hệ thống miễn dịch ở trẻ còn khá yếu và không thể kháng trực tiếp được virus Dengue. Vì vậy, cơ thể trẻ sẽ là một môi trường thích hợp để căn bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Sốt có thể gây tiêu hao năng lượng, dẫn đến tình trạng kiệt sức, buồn ngủ hoặc thậm chí là vô cùng cáu kỉnh với mọi người xung quanh.
Có dấu hiệu mất nước
Các dấu hiệu khác của trẻ em bị sốt xuất huyết đó là luôn tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, còn đi kèm với một số triệu chứng có thể kể đến như:
- Đi tiểu ít hơn thường lệ.
- Miệng, lưỡi và môi khô hanh.
- Ít hoặc không có nước mắt khi khóc.
Để giải quyết các triệu chứng này của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thì cha mẹ nên cho con mình uống nhiều nước có chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc không có cải thiện sau khi uống nước thì nên liên hệ ngay với một bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo rằng mình đang chăm sóc trẻ đúng cách và không gặp vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng hơn.
Những giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có tổng cộng 3 giai đoạn chính mà trẻ sốt xuất huyết bắt buộc phải trải qua. Cha mẹ cần theo dõi và quan sát thật kỹ sức khỏe của bé trong từng giai đoạn nhé
Giai đoạn đầu – Bắt đầu sốt cao
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em khi ở giai đoạn đầu thì trẻ sẽ đột ngột bị sốt cao ( tầm 2~3 ngày) và không có dấu hiệu thuyên giảm. Tùy vào độ tuổi của bé thì biểu hiện sẽ có phần khác nhau:
- Đối với trẻ sơ sinh: Ửng đỏ trên khuôn mặt, quấy khóc, vùng vẫy liên tục.
- Đối với trẻ lớn hơn: Đau đầu, buồn nôn, không muốn ăn uống, sưng tấy ngay khu vực muỗi vằn đốt (quan sát kỹ thì còn thấy được chấm xuất huyết ngay dưới da), đau cơ khớp, chảy máu cam.
Giai đoạn giữa – Trở nặng và nguy hiểm
Tuy nhiên, khi bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi thì giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mới thật sự bắt đầu. Biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này sẽ có thể là trẻ còn sốt cao hoặc nặng hơn đó là sự thoát huyết tương. Khi đó, lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt gây sưng bụng và thường kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ, đây là một nguy cơ có thể dẫn đến tử vong ở các trường hợp trẻ em sốt xuất huyết.
Một lời khuyên dành cho quý phụ huynh đó là khi con em mình đến hết ngày thứ 3 nếu bệnh sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất. Bởi vì khi đi khám thì trẻ có thể được các bác sĩ phát hiện ra một số biểu hiệu trở nặng của bệnh như: Tràn dịch màng phổi, kích thước gan bất thường, mí mắt sưng phù,…
Đặc biệt, trẻ có thể xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện thêm các vết bầm tím hay các nốt xuất huyết. Những nốt này nằm rải rác ở mặt trước của hai cẳng chân cũng như ở phần bụng và đùi. Còn một số trường hợp có thể xuất huyết ở niêm mạc dẫn đến chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc tiểu ra máu.
Giai đoạn cuối – Phục hồi
Sau khoảng từ 48 ~ 72 giờ sau giai đoạn giữa thì cơ thể trẻ em sốt xuất huyết sẽ bắt đầu phục hồi. Trẻ sẽ hết sốt, trở nên tươi tỉnh hơn, có biểu hiện của sự thèm ăn và huyết áp ổn định hơn rất nhiều. Khi tiến hành xét nghiệm máu thì lượng bạch cầu đã tăng lên kèm theo đó thì lượng tiểu cầu giảm về mức cân bằng.
Hướng dẫn bạn cách để điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Sau khi xác định được bệnh và đã có hướng dẫn từ bác sĩ thì cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho các trẻ em mắc sốt xuất huyết và đừng quên tái khám định kỳ theo lịch hẹn. Dưới đây là hướng dẫn về cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà:
- Giảm sốt bằng thuốc tây: Nếu bị sốt cao hơn 39°C, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy nới lỏng quần áo của trẻ, lau mát để giúp hạ sốt. Quan trọng: Không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen, vì chúng có thể gây xuất huyết và tăng nguy cơ bệnh trở nặng.
- Bổ sung nước và chất điện giải: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bao gồm nước sôi để nguội, nước muối đường, nước trái cây chứa nhiều Vitamin C (ổi ép, cam, chanh,…) hoặc cháo loãng pha với muối để bổ sung chất điện giải cho trẻ.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Hãy để trẻ nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế hoạt động vận động trong thời gian trẻ bị sốt xuất huyết.
- Theo dõi tình trạng trẻ: Theo dõi triệu chứng của trẻ và nếu có bất kỳ vấn đề gì không bình thường hoặc trẻ không tỉnh táo, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn thêm.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bớt sốt xuất huyết
Nhận biết khi trẻ bớt sốt xuất huyết là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dấu hiệu này cho thấy tình trạng của trẻ đang cải thiện và bệnh không còn ở giai đoạn nguy hiểm. Chúng tôi sẽ liệu kê những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bớt sốt xuất huyết:
- Hạ sốt: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là nhiệt độ cơ thể có phần cân bằng lại (còn 37 ~ 38 độ C). Cha mẹ cần sử dụng nhiệt kế thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của trẻ.
- Tinh thần được cải thiện: Trẻ sẽ có sự cải thiện về tinh thần và trở nên tỉnh táo hơn.
- Lượng tiểu cầu ổn định: Một trong các yếu tố quan trọng trong xác định khi trẻ bớt sốt xuất huyết là kiểm tra lượng tiểu cầu trong máu của trẻ. Nếu lượng tiểu cầu trong máu ổn định và không tiếp tục giảm thì đây là dấu hiệu tích cực.
- Ngừng chảy máu: Nếu trẻ đang xuất huyết từ các nơi như mũi, miệng, chân răng hoặc niêm mạc bỗng dưng ngừng chảy máu thì là một tín hiệu quan trọng rằng tình trạng bệnh đang cải thiện.
Mách bạn một số cách để phòng bệnh sốt xuất huyết
Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Sử dụng mùng chống muỗi: Đặc biệt là vào ban đêm, sử dụng mùng chống muỗi trên giường để ngăn muỗi đốt trong khi bạn đang ngủ.
- Diệt côn trùng định kỳ: Sử dụng các biện pháp tiêu diệt côn trùng như phun thuốc để tiêu diệt muỗi xung quanh nhà.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tăng cường kiểm soát dịch bệnh: Theo dõi và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ của sốt xuất huyết đến cơ quan y tế địa phương để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Một số biến chứng để lại khi trẻ bị sốt xuất huyết
Những biến chứng này có thể kéo dài trong một thời gian và cần được theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số biến chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là:
- Thiếu máu: Sốt xuất huyết gây giảm lượng tiểu cầu trong máu dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong trường hợp này, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và có thể cần điều trị bổ sung máu hoặc tiểu cầu.
- Suy giảm chức năng gan: Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Trong trường hợp đó thì các bậc cha mẹ cần kiểm tra chức năng gan của trẻ và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.
- Suy thận: Sốt xuất huyết còn có thể làm suy thận. Trong những trường hợp nghi ngờ về suy thận, phụ huynh nên đưa bé kiểm tra chức năng thận tại bệnh viện và trung tâm y tế.
Có thể bạn đang cần: Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Phân biệt sự khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Sốt xuất huyết và sốt siêu vi là hai bệnh có một số đặc điểm tương tự, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phân biệt 2 loại bệnh truyền nhiễm do virus này:
Sốt Xuất Huyết:
- Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là một bệnh do virus Dengue gây ra, thường lây truyền qua muỗi vằn.
- Triệu chứng: Sốt cao, đau đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và có thể xuất huyết niêm mạc.
- Giai đoạn nguy hiểm: Sốt xuất huyết thường có giai đoạn nguy hiểm khi lượng tiểu cầu trong máu giảm đáng kể, gây ra nguy cơ tử vong.
Sốt Siêu Vi:
- Nguyên nhân: Sốt siêu vi là một bệnh do virus cảm hoặc virus cúm gây ra.
- Triệu chứng: Đau họng, ho, mệt mỏi, đau đầu và cơ thể đau nhức.
- Giai đoạn nguy hiểm: Sốt siêu vi không có giai đoạn nguy hiểm như sốt xuất huyết và không gây tử vong.
Những lưu ý trong thời gian chữa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ
Một số lưu ý trong thời gian chữa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bao gồm có:
- Theo dõi triệu chứng: Bao gồm sốt, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi và triệu chứng xuất huyết. Ghi lại thời gian và cường độ của sốt cũng như mọi triệu chứng khác nếu trở nặng thì báo ngay cho bác sĩ.
- Uống nhiều nước: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước điện giải như oresol để cung cấp cho cơ thể thật đầy đủ nước.
- Kiểm tra chế độ ăn uống: Hướng dẫn cho trẻ ăn những món ăn nhẹ, lỏng và dễ tiêu cũng như giàu dinh dưỡng.
- Bổ sung nhiều Vitamin C: Cha mẹ nên chọn những thức uống chứa nhiều Vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi,… để tăng cường đề kháng cho bé.
Xem thêm:
Các bệnh thường gặp ở trẻ em bố mẹ nên biết và phòng tránh
Bệnh viêm phổi ở trẻ em | Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Thủy Đậu ở trẻ | Tổng hợp các thông tin từ A đến Z
Bài viết đã gửi đến cho bạn đọc về chủ đề bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Hiện tại thì nước ta đang chuẩn bị vào mùa cao điểm của thời tiết mưa bão nên việc sinh sôi của muỗi sẽ vô cùng phát triển. Nếu có thể thì chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ tuyên truyền và nâng cao ý thức không những của bản thân mà còn của mọi người về việc phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết này nhé.