Bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì? Danh mục các loại bệnh thuộc nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là loại bện không nguy hiểm như truyền nhiễm nhóm A nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong. Vì thế, để hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng chống như thế nào? Để mọi người bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay danh sách các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và quy định phòng chống lây nhiễm qua bài vuế

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì?

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì?

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là những căn bệnh có thể lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang con người. Bệnh lây truyền do các loại virus, vi khuẩn, trực khuẩn trong môi trường hoặc các loài vật trung gian mang mầm bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B cũng khá nguy hiểm, lây lan với mức độ nhanh và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người bệnh. Trong một vài trường hợp mắc bệnh nhóm B nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B

Dưới đây là danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B bạn cần nắm được để phòng chống và điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh truyền nhiễm Adeno

Bệnh truyền nhiễm Adeno

Bệnh Adeno ở người là do virus Mastadenovirus gây nên. Bệnh gây ra những triệu chứng ở đường hô hấp trên như: sốt, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi.

Bệnh lây truyền giữa người với người qua nói chuyện, hắt hơi và bị dính dịch hô hấp có chứa virus. Ngoài ra, virus còn tồn tại ở môi trường nước và xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua mắt, mũi, miệng.

HIV/AIDS

HIV/AIDS - Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người

HIV/AIDS là căn bệnh truyền nhiễm nhóm B nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người bệnh. Căn bệnh này gây ra suy giảm miễn dịch trên toàn cơ thể. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng, dễ bị bệnh cảm sốt, mắc các bệnh ngoài da,… HIV/AIDS lây truyền qua 3 đường là: đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.

Bạch hầu – Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B

Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là căn bệnh khá nguy hiểm gây ra bởi virus Corynebacterium diphtheriae. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi nói chuyện, hắt hơi, ho ở khoảng cách gần với người đối diện. Ngoài ra, nhiều người cũng mắc bệnh khi tiếp xúc với đồ vật có dịch bài tiết của người bệnh. Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra độc tố làm tổn thương mũi, họng, lưỡi và đường thở.

Cúm

Bệnh cúm

Con người thường mắc bệnh cúm khi thời tiết giao mùa hoặc cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Nhìn chung, triệu chứng bệnh cúm không quá nặng và cũng không đe doạ xấu tới tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nặng hơn như viêm tai, viêm phổi hoặc viêm não. Do đó, cúm cũng được xếp vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bệnh dại

Bệnh dại thường lây từ động vật sang người

Bệnh dại thường lây từ động vật như chó, mèo sang người thông qua nước bọt. Động vật nhiễm bệnh cắn hoặc liếm lên vết thương hở của con người sẽ phát tán virus dại vào trong cơ thể. Khi đã lên cơn dại, con người sẽ bị co giật, tinh thần lú lẫn kích động avf sau cùng là tử vong.

Ho gà

Bệnh truyền nhiễm ho gà

Ho gà không giống như triệu chứng ho thông thường. Những cơn ho sẽ kéo dài dồn dập khiến người bệnh không thở được và có thể nôn ói, tím tái sau mỗi cơn  ho. Bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nên cần phải chăm sóc trẻ thật kĩ khi mắc phải căn bệnh này.

Lao phổi

Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nhóm B gây ra bởi virus Mycobacterium. khi mắc bệnh lao, người bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng sau: ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sốt nhẹ, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi và sụt cân. Bệnh lao rất dễ lây truyền đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc sống ở môi trường đang có dịch lao phổi.

Liên cầu lợn ở người

Liên cầu lợn ở người

Liên cầu lợn ở người khá hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong lên đến gần 10%. Khi mắc bệnh liên cầu lợn, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như viêm não, xuất huyết, viêm phổi hay viêm cơ tim. Nặng hơn, cơ thể sẽ bị sốc do nhiễm khuẩn nặng và tử vong.

Bệnh lỵ Amíp

Lỵ Amíp là căn bệnh nhiễm trùng

Lỵ Amíp là căn bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá gây ra bởi ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Khi mắc căn bệnh truyền nhiễm này, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói và đau bụng. Nếu tiêu chảy và nôn ói quá nhiều sẽ gây mất nước và chất điện giải.

Lỵ trực trùng

Bệnh truyền nhiễm Lỵ trực trùng

Lỵ trực trùng cũng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Người nhiễm bệnh sẽ bị sốt, đau bụng, tiêu chảy và nôn ói. Căn bệnh này không quá nguy hiểm vì y học hiện nay đã có thể điều trị tốt được. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây mệt mỏi không nhỏ cho người nhiễm bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Quai bị

Quai bị

Bệnh quai bị lây truyền từ người sang người qua virus Mumps. Khi mắc phải virus quai bị, người bệnh sẽ sưng tuyến nước bọt gây đau và khó nuốt. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ có 1 số biểu hiện nhiễm trùng như: sốt cao, đau cơ, chán ăn, đau đầu, buồn nôn.

 Sốt đăng gơ

 Sốt đăng gơ do virus dengue gây ra

Sốt dengue, do virus dengue gây ra, là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Biểu hiện của bệnh thường bắt đầu với sự xuất hiện của sốt cao, khiến người mắc phải đối mặt với cảm giác khó chịu và yếu đuối. Đặc biệt, đau đầu cùng với đau mắt là những triệu chứng thường gặp, tạo ra cảm giác không thoải mái và khó chịu.

Sốt rét

Ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét ở người và có thể lây truyền khi chăm sóc người đã nhiễm bệnh. bệnh sốt rét có biểu hiện sốt cao, rét run, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.

Sốt phát ban

Sốt phát ban

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban. Đó là: sốt do chấy rận, sốt do chuột hoặc sốt phát ban do mò mạt. Khi mắc bệnh sốt phát ban, người bệnh sẽ sốt cao lên đến 39 độ kèm theo ho, đau cơ, mệt mỏi và phát ban.

Bệnh sởi

Bệnh sởi

Theo thống kê, mỗi năm có đến 100 triệu người mắc bệnh sởi và hơn 3 triệu người tử vong vì sởi. Triệu chứng mắc bệnh sởi là nổi những đốm nhỏ li ti trên da, sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi.

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có 1 số người trưởng thành mắc căn bệnh này. Bệnh thường gặp vào mùa hè, mùa thu khi không vệ sinh tay chân cho trẻ sạch sẽ.

Bệnh than

Bệnh truyền nhiễm bệnh than

Bệnh than lây lan ở người do trực khuẩn Bacillus anthracis. Khi nhiễm virus, người bệnh sẽ tổn thương da, miệng, họng hoặc đường hô hấp dưới. Đặc điểm bệnh than là những vết thương chuyển sang màu đen trên da và ngày càng lan rộng.

COVID bệnh truyền nhiễm nhóm B

Trước đây, COVID được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm A bởi đặc biệt nghiêm trọng, tốc độ lây lan cực nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, vacxin ra đời đã giảm đáng kể tỉ lệ truyền nhiễm và tử vong. Vì thế, COVID hiện nay được chuyển sang danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Thương hàn

Salmonella typhi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh thương hàn. Khi mắc bệnh, con người sẽ bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, ho khan, táo bón hoặc tiêu chảy.

Uốn ván

bệnh uốn ván

Virus Clostridium tetani là tác nhân gây nên căn bệnh uốn ván. Biểu hiện của bệnh thường là căng cứng cơ kèm theo đau nhức. Cơn đau và căng cứng bắt đầu từ một vài bộ phận trên cơ thể sau đó lan ra toàn thân.

 Viêm màng não là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B

Bệnh viêm màng não

Bệnh viêm màng não cũng khá nguy hiểm vì gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể người bệnh. Tỉ lệ tử vong bệnh viêm màng não từ 5% – 15%. Khi bị viêm màng não, người bệnh sẽ đau đầu dữ dội kèm theo sốt, buồn nôn.

Tiêu chảy do Rota

Tiêu chảy do virus Rota có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Căn bệnh gây nên triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng dữ dội. một số trường hợp sẽ tử vong do trụy mạch.

>> Xem thêm bài viết liên quan: Gợi ý một số bệnh viện truyền nhiễm nổi tiếng trên toàn nước

Quy định phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm B

Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm

Dưới đây là quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B:

  • Mỗi người dân cần chủ động phòng chống lây lan các căn bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hãy thực hiện tiêm vacxin nếu đủ điều kiện, luôn giữ vệ sinh cá nhân và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Các đơn vị có trách nhiệm phải giám sát, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.

  • Nghiêm cấm các hành vi cố tình lây lan dịch bệnh.

Bài viết trên trình bày danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng như quy định phòng, chống dịch bệnh. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những căn bệnh trên để chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.