Bezut đem đến thông tin sức khỏe mà bạn cần

Dựa trên nguồn thông tin xác thực

Dựa trên nguồn thông tin xác thực

Tất cả bài viết của Vinacare đều được viết dựa trên những tin tức y khoa, nghiên cứu và báo cáo khoa học đến từ các tổ chức giáo dục, y tế hàng đầu.

Được tham vấn y khoa

Được tham vấn y khoa

Bài viết trên trang Bezut.vn được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi kiểm duyệt trước khi mang đến đọc giả.

Đáng tin cậy

Chúng tôi cam kết đem đến những bài viết chính xác, dễ dàng tiếp cận & cập nhật nhất, giúp bạn đọc có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe của bản thân & gia đình.

Được cập nhật thường xuyên

Được cập nhật thường xuyên

Chúng tôi làm việc với các bác sĩ & chuyên gia y tế để liên tục cập nhật các bài viết đảm bảo độ chính xác.

Nguyên nhân bé hay bị khò khè

Nguyên nhân bé hay bị khò khè, khó thở và cách xử trí

Câu hỏi: ” Bé nhà em được 1 tuổi, không ho, không sốt nhưng lúc nào cũng thấy bé khò khè như khó thở. Em lo quá nên ngày nào cũng rửa mũi cho bé. Không biết làm vậy có đúng không? “Trả lời: Chào mẹ, bé bị thở khò khè như vậy đã lâu chưa? Có 2 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này ở bé mà mẹ cần phân biệt là khò khè do co thắt đường hô hấp và khò khè do tắc mũi:- Mẹ hãy úp tai vào lồng ngực bé kiểm tra xem có nghe thấy tiếng khò khè hay không. Nếu tiếng thở khò khè phát ra từ lồng ngực thì có thể bé đang bị hen suyễn, viêm phế quản, Chuyên gia Bezut khuyên mẹ nên cho bé đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị chính xác.- Trường hợp bé khò khè do tắc mũi, việc mẹ rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày cho bé là hợp lý. Tuy nhiên mẹ chú ý chỉ nên vệ sinh mũi 2-3 lần/ ngày, không nên rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất đi chất nhày bảo vệ tự nhiên trong khoang mũi. Thời điểm rửa mũi tốt nhất là buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Xem thêm

Cách đánh giá chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một công cụ đánh giá quan trọng liên quan đến sức khỏe, giúp đo lường tình trạng cơ thể và tiềm tàng rủi ro về bệnh tật dựa trên tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều cao.

  • BMI <16: Gầy độ III
  • 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
  • 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
  • 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
  • 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
  • 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
  • 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
  • BMI >40: Béo phì độ III
BMI

Tính chỉ số BMI

 

Bạn bao nhiêu tuổi? (năm)

Bạn cao bao nhiêu? (cm)

Cân nặng của bạn (kg)

CÁC KÊNH HỢP TÁC

Earth-Clinic
lien-he

Liên hệ tư vấn

Câu hỏi thường gặp

Bé 2 tuổi bị ho nhiều về đêm ngủ không yên giấc thì phải làm thế nào?

Triệu chứng ho có thể do nhiều nguyên nhân, do đó mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán chính xác. Trong thời gian chưa cho bé đi khám được, để giảm ho an toàn cho bé thì mẹ nên cho bé sử dụng siro ho từ thảo dược an toàn và lành tính.

Trong thời tiết lạnh mùa đông, người lớn và trẻ nhỏ thường xuyên bị ho, cảm lanh. Vậy cần phải làm gì để đề phòng ho?

Ho kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hầu họng, gây viêm và đau rát, tổn thương niêm mạc họng. Bên cạnh đó, ho nhiều sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, gậy mệt mỏi, chưa kể kích thích dây thanh quản, làm khàn tiếng,..

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ cần tự trang bị cho mình các kiến thức cơ bản bảo vệ cơ thể và bảo vệ con cái trước các tác nhân gây bệnh như: đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm; không ăn đồ quá cay hoặc quá nóng để tránh gây kích ứng vùng niêm mạc họng. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu ban đầu như hơi đau họng, ho khan, cảm giác khó chịu ở họng,… bạn có thể áp dụng 1 số mẹo dân gian trị ho như dùng mật ong, chanh hoặc gừng để ngăn chăn các cơn ho.

Với thời tiết giao mùa thất thường như hiện nay thì làm sao để trẻ nhỏ không bị ho và cảm? Bé cứ trời hơi lạnh là lại sổ mũi, hắt hơi

Ho và cảm là vấn đề rất thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ vì khi ho, cảm chính là lúc cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tạo ra kháng thể. Kháng thể này giúp phòng bệnh cho lần sau nhưng nếu ho và cảm ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phòng tránh.

Vào thời điểm giao mùa, mẹ chú ý tránh cho bé tiếp xúc đột ngột với môi trường thay đổi. Phải mặc ấm, giữ ấm mũi, cổ cho bé khi đi ra ngoài đường. Nếu bé bị sổ mũi, mẹ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý rồi hút mũi sạch sẽ. Nếu không hút mũi, nước mũi chảy xuống họng có thể gây viêm họng. Ngoài ra, bé cần ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tiêm ngừa các loại tác nhân gây bệnh đã có vắcxin như sởi, ho gà, viêm màng não HIB, phế cầu, cúm.

Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ có những dấu hiệu, triệu chứng gì?
  • Ho (thường ho ra đờm: đờm này có thể màu vàng hay xanh hoặc có thể lẫn máu)
  • Sốt
  • Thở nhanh và hơi thở nông
  • Rùng mình (có thể chỉ bị 1 lần hoặc lặp lại nhiều lần liên tục)
  • Đau ngực và thường cảm thấy tình trạng tệ đi khi ho hay hít vào
  • Nhịp tim nhanh

Triệu chứng mẹ kể trên chưa đủ để kết luận, mẹ nên cho bé khi khám để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Mẹ không nên cho bé dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của Bác sĩ mẹ nhé!