Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả

Trẻ ăn vào nôn ra là bệnh gì?

Sức khoẻ của bé trong những năm tháng đầu đời được các mẹ bỉm cực kỳ quan tâm. Bởi lúc này sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Hiện tượng trẻ ăn vào hay nôn khiến các mẹ bỉm lo lắng. Vậy cụ thể trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Có giải pháp nào để ngăn ngừa tình trạng này? Bài viết chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc mà bạn đang cần.

Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì?

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và sau đó trào ra khỏi miệng. Nhiều người gọi tình trạng này là nôn trớ. Đa phần đây là do thực quản của trẻ không có sự co bóp của các cơ vân. Việc trẻ nôn sau khi ăn đôi khi khiến mẹ bỉm cảm thấy sợ hãi tuy nhiên thực tế không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu bé nôn mà trong chất dịch nôn có màu lạ, mùi lạ thậm chí hiện tượng nôn kéo dài không chỉ sau khi ăn thì cần phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế để kịp thời được khám và điều trị bệnh. Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ ăn vào là nôn

Trẻ ăn vào là nôn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

Do trẻ ăn quá nhiều

Những bé bắt đầu tập ăn hay biết ăn sẽ có xu hướng được mẹ khuyến khích ăn thật nhiều với quan niệm mong con chóng lớn. Tuy nhiên đây là cách làm không khoa học. Bởi khi nạp vào cơ thể một lượng thức ăn quá ngưỡng cho phép, dạ dày đã đầy, lúc này bụng trẻ không thể chứa thêm sữa và thức ăn dẫn đến bị nôn ói.

Trẻ ăn vào nôn ra là bệnh gì?

Do trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Đây có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hoá. Những bé mắc rối loạn tiêu hoá sẽ hay buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón. Rất có khả năng trẻ đã bị vi khuẩn xâm nhập từ đó làm mất cần bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ hay bị nôn ói sau ăn.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trúng thực là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Nếu bé ăn phải thực phẩm có tác nhân gây ngộ độc như bị ôi, thiu thì bé rất dễ bị nôn ói. Triệu chứng trúng thực ngoài việc bị nôn còn có mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, thở khò khè. Mỗi bé sẽ có những phản ứng khác nhau tùy cơ địa tuy nhiên thông thường các biểu hiện này sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 2 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm làm trẻ nôn ối

Trẻ bị tắc ruột

Tắc ruột là một trong những nguyên nhân khiến bé ăn vào hay nôn. Bản chất của hiện trạng tắc ruột là lòng ruột bị tắc, trẻ không đi ngoài được nên rất hay nôn ói, đau bụng, táo bón. Nếu bé nôn sớm, tức là ngay sau khi ăn thì có thể bé bị tắc ruột ở vị trí cao. Nếu bé nôn kèm chướng bụng thường là tắc ruột kéo dài hoặc ở vị trí thấp. Tắc ruột là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé. Lúc này mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ dị ứng với thức ăn

Các mẹ bỉm thường rất thắc mắc tình trạng trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân và trẻ bị dị ứng với thực phẩm chính là nguyên nhân cực kỳ phổ biến. Dị ứng chính là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Đa phần những thực phẩm dễ gây dị ứng có thể là lúa mì, đậu nành, sữa, trứng, đậu phộng, hải sản. Khi ăn phải thức ăn gây dị ứng thì trẻ rất dễ bị nôn, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở. Nếu tình trạng dị ứng nặng thì trẻ có thể bị sốc phản vệ và gây đe doạ tính mạng của bé.

Trẻ bị dị ứng thức ăn
Có những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé nên tránh

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Nôn ngay sau khi ăn với nguyên nhân do trào ngược dạ dày – thực quản rất phổ biến. Khi thức ăn và dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, chính acid trong dịch vị sẽ kích thích cổ họng gây ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn.

Xử lý thế nào khi trẻ ăn vào là nôn?

Sau khi hiểu và giải đáp được thắc mắc trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì, ta cần quan tâm hơn đến cách xử lý khi trẻ bị nôn. Phần lớn trẻ nôn do ăn quá nhiều hoặc là do nôn trớ nên chỉ cần thay đổi tư thế và vỗ về trẻ sau đó là cải thiện được tình hình. Lúc này mẹ bỉm cần dùng một chiếc khăn sạch để lau miệng cho trẻ, sau đó tuyệt đối không nên bế xốc trẻ lên bởi có thể làm gia tăng nguy cơ dịch trào ngược vào phổi.

Mẹ bỉm nên giữ cho bé nằm yên, đúng tư thế kê cao đầu và phía thân trên cao hơn thân dưới để không bị trào ngược thực quản. Khi bé ăn vào là nôn thì mẹ không nên cho bé tiếp tục uống sữa hay ăn bù mà hãy nhanh chóng vệ sinh mũi và thay quần áo cho bé. Thông thường nôn trớ chỉ xảy ra ngay sau khi ăn, lúc này chỉ cần vệ sinh thật sạch mũi và miệng cho bé cũng như cho bé uống nước là ổn. Nhưng nếu tình trạng này không thuyên giảm thì buộc phải bù nước cho bé bằng dung dịch Oresol. Tốt nhất hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.

Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Như trình bày ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng nếu nôn do bệnh lý như tắc ruột, rối loạn tiêu hoá thì không chỉ dừng lại ở việc nôn mà trẻ còn gặp khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn ngứa. Cụ thể nếu bé bị nôn trớ thì mẹ chỉ cần nắm một số mẹo để cải thiện hiện tượng này ngay tại nhà:

  • Với trẻ đang bú sữa mẹ: Mẹ hãy cho bé bú từ từ và tránh để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú tối thiểu 15 phút mới cho bé nằm xuống. Tư thế tốt nhất cho bé là hãy bế trẻ sao cho mặt quay vào vú, mũi đối diện với núm vú đồng thời người và đầu của trẻ phải nằm trên một đường thẳng. Đồng thời mẹ phải dùng tay đỡ mông và ôm sát con vào người cho đến khi môi trên của con chạm vú.
  • Trẻ nên được mẹ cho bú bên trái sau đó chuyển sang bên phải. Sau khi trẻ được bú no, không nên cho bé nằm xuống ngay lập tức mà nên cho trẻ đứng lên và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Hành động này sẽ giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải vào dạ dày khi bú.
  • Với trẻ đang ăn dặm: Nếu bé không muốn ăn, bố mẹ không nên ép trẻ phải ăn bởi sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi. Bạn cần chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ và đầy đủ chất. Đặc biệt trẻ phải được tập thói quen tập trung ăn uống và ăn xong trong vòng 30 phút. Bé nên được bổ sung các thực phẩm chứa nhiều men vi sinh để tăng cường hệ tiêu hoá, hạn chế được tình trạng nôn ói.

Phòng ngừa trẻ ăn vào là nôn sao cho hiệu quả?

Trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì? Nó có thật sự nguy hiểm nay không? Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ vừa ăn là nôn và chúng không nguy hiểm nếu bạn kịp thời xử lý. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng đủ bình tĩnh để kịp thời giúp bé ngay khi bị nôn. Tốt nhất hãy khắc phục hiện tượng này xảy ra với những việc làm sau:

Bù nước và điện giải

Nếu bé bị nôn ngay sau ăn thì chắc chắn cơ thể của bé đang bị mất nước. Lúc này phải bù nước và điện giải cho bé. Uống nước lọc hay nước Oresol là tốt nhất để giúp làm dịu các cơn nôn. Nên cho bé uống từng ngụm nhỏ, tránh uống nhiều trong một lần. Hạn chế cho trẻ sử dụng nước uống có vị chua ngay sau đó bởi sẽ làm bé khó chịu và dễ bị nôn lại.

Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 6 tuổi thực sự có hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện nên rất khó để dung nạp thức ăn với lượng lớn trong một thời gian ngắn. Vậy nên tốt nhất mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cụ thể chia thành 5 bữa ăn với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để dạ dày của trẻ có thể hoạt động hiệu quả hơn, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn, cũng như tránh tắc ruột, khó tiêu và đầy bụng.

Xây dựng thực đơn khoa học

Thay vì thắc mắc trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì, ta cần quan tâm đến việc xây dựng thực đơn cho trẻ để hạn chế hiện tượng bé nôn sau khi ăn do ngộ độc thực phẩm hay ăn phải thức ăn gây dị ứng. Đừng nên cho trẻ ăn nhiều món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ hay đường. Hãy tích cực chế biến nhiều thực phẩm dễ tiêu như chuối, cháo, súp, ngũ cốc, khoai tây, rau xanh.

Nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ trên 3 tuổi thường là thời kỳ hiếu động nhất nên rất ham hoạt động. Việc trẻ chạy, nhảy ngay sau khi ăn sẽ khiến bé rất dễ bị nôn. Hãy để bé nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn và khuyến khích bé vui chơi nhẹ nhàng, an toàn, tránh chơi các trò đòi hỏi vận động mạnh dễ gây chấn thương.

Xem thêm:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em | Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Những điều bố mẹ nên làm khi trẻ mắc bệnh

Bệnh viêm phổi ở trẻ em | Nguyên nhân và cách điều trị

Trên đây là những chia sẻ về trẻ ăn vào là nôn là bệnh gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng này và chủ động khắc phục nếu chẳng may trẻ nhà bạn mắc phải.