Tại sao trẻ em ho nhiều về đêm? Những cách điều trị trẻ hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm có đáng lo ngại không?

Trẻ ho nhiều về đêm khiến nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, đặc biệt là nếu tình trạng ho kéo dài và làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Khi các bé bị ho về đêm có thể đang gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp và thực quản nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Để trả lời các câu hỏi:

  • Trẻ ho nhiều về đêm có đáng lo ngại không?
  • Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ ho nhiều vào đêm?
  • Cách điều trị bệnh ho của trẻ.
  • Một số lưu ý khi điều trị bệnh ho nhiều về đêm cho trẻ.

Để hiểu rõ các vấn đề vừa đặt ra, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ ho nhiều về đêm có đáng lo ngại không?

Trẻ ho nhiều về đêm có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng ho về đêm ở trẻ em không phải là một căn bệnh riêng lẻ mà thể triệu chứng của các vấn đề liên quan đến đường hô hấp hoặc phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Ho là giúp đường hô hấp được thông thoáng, loại bỏ đờm hoặc các vật thể lạ ra khỏi cổ họng.

Trẻ ho nhiều về đêm thể hiện sự không thoải mái hoặc một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi ho nhiều sẽ gây gián đoạn giấc ngủ, làm cho trẻ thức giấc nên không tốt cho sức khỏe. Việc tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của triệu chứng này và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn, cải thiện sức khỏe.

Tham khảo bài viết liên quan: Ho là gì? Nguyên nhân và cách điều trị.

Nguyên nhân trẻ em ho nhiều về đêm

Trẻ em ho nhiều về đêm là tình trạng khá phổ biến bất kỳ bé nào cũng có thể gặp phải, nguyên nhân của vấn đề này đến từ những yếu tố bên trong cơ thể cũng như bên ngoài môi trường gây ra:

Nguyên nhân bên ngoài

Tình trạng trẻ em bị ho nhiều về đêm có thể do một số nguyên nhân bên ngoài tác động như:

Nguyên bên ngoài khiến trẻ ho nhiều về đêm

Nhiệt độ thấp, không khí khô

Trẻ ho nhiều về đêm thường liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó nhiệt độ thấp và không khí khô là một trong những nguyên nhân phổ biến. Vào ban đêm, nhiệt độ trong phòng xuống thấp, cơ thể trẻ dễ bị kích thích khiến niêm mạc họng trở nên khô, gây ra triệu chứng ho hoặc khó thở. Đặc biệt, mùa đông khi hệ thống sưởi ấm hoạt động, không khí trong nhà thường khô hơn, làm mất độ ẩm của đường hô hấp.

Ngủ không gối đầu

Nếu ngủ không sử dụng gối đầu có thể làm tăng tình trạng ho vào ban đêm ở trẻ em và người lớn do vấn đề này ảnh hưởng đến cách đầu và cổ được duy trì trong khi ngủ. Lúc này, đầu và cổ thường bị nghiêng gây nén đường hô hấp, tạo ra một môi trường không thoải mái cho họng và phế quản khiến niêm mạc họng bị kích thích dẫn đến triệu chứng ho.

Phòng ngủ không sạch sẽ

Bụi và vi khuẩn trong không khí có thể kích thích niêm mạc họng và đường hô hấp của trẻ, dẫn đến triệu chứng ho hoặc viêm họng. Thế nên, bạn cần duy trì sự sạch sẽ và vệ sinh phòng ngủ để đảm bảo sức khỏe cho bé. Bạn hãy đảm bảo rằng, các bé ngủ trong môi trường sạch sẽ để hạn chế tình trạng trẻ ho nhiều về đêm.

Nguyên nhân bên trong cơ thể

Ngoài những nguyên nhân từ bên ngoài môi trường, trẻ bị ho cũng do một số yếu tố bên trong cơ thể bé. Để biết vì sao trẻ ho nhiều về đêm, bạn hãy tìm hiểu ngay những nguyên nhân bên trong gây bệnh dưới đây:

Nguyên nhân do các bệnh bên trong cơ thể

Viêm họng

Viêm họng là một nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng ho vào ban đêm ở trẻ em. Khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm, nó rất dễ bị kích thích, gây ra các triệu chứng như đau họng và ho. Đối với trẻ em, việc này thường làm cho giấc ngủ bị gián đoạn và tạo cảm giác khó chịu không thoải mái, bị ho vào ban đêm.

Viêm xoang

Khi xoang bị viêm nhiễm, niêm mạc xoang trở nên sưng to và tạo ra dịch tiết dày. Dịch tiết này có thể chảy xuống phía sau họng, kích thích niêm mạc họng và gây ra triệu chứng ho vào ban đêm. Ngoài ra, viêm xoang còn khiến bé bị chảy mũi, đau đầu, và sưng vùng quanh mắt.

Bệnh hen suyễn

Một nguyên nhân khác khiến trẻ ho nhiều về đêm chính là do bệnh hen suyễn. Căn bệnh mãn tính của đường hô hấp này có thể gây ra triệu chứng ho vào ban đêm ở trẻ em. Hen suyễn là một tình trạng bệnh dự phòng khi niêm mạc đường hô hấp trở nên viêm nhiễm và co cứng, gây khó thở, ho vào ban đêm.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày xuất hiện khi dịch dạ dày chảy trở lại thực quản, gây kích thích niêm mạc thực quản và khiến tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ xuất hiện. Khi dịch dạ dày tiếp xúc với thực quản, nó có thể kích thích một phản xạ ho để loại bỏ chất dạ dày khỏi thực quản.

Cách điều trị tình trạng ho về đêm của trẻ em

Để điều trị vấn đề trẻ ho nhiều về đêm, các bậc cha mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau:

Cách điều trị tình trạng ho nhiều ở trẻ khi về đêm

Sử dụng siro thảo dược

Siro thảo dược là một phương pháp truyền thống giúp trẻ giảm triệu chứng ho vào ban đêm. Loại siro này thường được làm từ các thành phần tự nhiên như cây cỏ, thảo dược có tác dụng làm dịu họng, giảm tình trạng viêm nhiễm và tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, khi  sử dụng siro thảo dược bạn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, tuân thủ liều lượng để đảm bảo sức khỏe của bé.

>Bạn có thể tham khảo thêm: 9 Cách trị ho bằng mật ong tại nhà hiệu quả bất ngờ

Dùng các siro thảo dược điều trị cho bé

Không cho bé ăn sát giờ đi ngủ

Một nguyên tắc bạn cần chú ý để hạn chế tình trạng trẻ ho nhiều về đêm chính là KHÔNG NÊN cho bé ăn sát giờ ngủ. Khi bé ăn quá gần giờ đi ngủ, dạ dày còn đang tiêu hóa thức ăn trong khi bé lại nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, điều này có thể dẫn đến việc chất dịch dạ dày bị trào ngược vào thực quản, gây ra triệu chứng ho và khó thở.

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước trong ngày giúp cơ thể duy trì đủ độ ẩm để làm loãng dịch tiết trong đường hô hấp, từ đó cơ thể sẽ dễ dàng tiêu hoá và loại bỏ dịch tiết mà không gây ho hoặc khó thở. Trẻ cần uống đủ nước trong cả ngày, đặc biệt quan trọng là uống nước trước giờ đi ngủ. Bạn tuyệt đối không nên để trẻ quá khát trước khi đi ngủ vào buổi tối vì điều này có thể gây khó chịu, khiến trẻ ho nhiều về đêm.

Cho bé uống đầy đủ nước

Tạo độ ẩm trong phòng

Nếu Không khí quá khô có thể làm khô hanh niêm mạc họng và đường hô hấp của trẻ, làm tăng triệu chứng ho về đêm đặc biệt là mùa khô hoặc khi thời tiết lạnh. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm hoặc máy phun sương trong phòng để giúp không khí bổ sung độ ẩm, giữ cho niêm mạc họng và đường hô hấp của trẻ duy trì độ ẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì môi trường ngủ thoải mái và ấm áp cho bé.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch và dưỡng ẩm niêm mạc mũi, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi và giảm triệu chứng ho. Để vệ sinh mũi bằng nước muối, bạn có thể sử dụng ống tiêm hoặc sản phẩm phun nước muối sinh lý sẵn có tại các cửa hàng dược phẩm. Hãy bạn cho một ít nước muối vào mỗi bên mũi của trẻ, sau đó cho trẻ thổi mạnh mũi để loại bỏ dịch tiết và tạo cảm giác thoải mái hơn. Bạn hãy cho bé làm điều này trước khi đi ngủ để tránh trẻ ho nhiều về đêm.

Làm ấm cơ thể bằng tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp

Tinh dầu bạc hà hay tinh dầu khuynh diệp hỗ trợ làm ấm cơ thể hiệu quả, giúp giảm triệu chứng ho vào ban đêm cho bé. Hơn nữa, hai loại tinh dầu này có thể tạo cảm giác ấm áp và thư giãn, đặc biệt là vào mùa đông nhiệt độ thấp cơ thể bị lạnh nên rất dễ ho. Bạn hãy thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hay tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm trong phòng tắm hoặc sử dụng máy tạo hương thơm giúp không gian thơm ngát. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo sử dụng tinh dầu một cách an toàn và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ em ho nhiều về đêm

Để hạn chế vấn đề trẻ ho nhiều về đêm, bạn cũng cần chú ý một số điều khi chăm sóc trẻ như sau:

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ốm

  • Chế độ ăn uống: Cha mẹ nên cho bé ăn các món cháo loãng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn kích thích như tôm, cua, ghẹ và đảm bảo bé không ăn quá no trước khi đi ngủ.

  • Môi trường sạch: Tránh để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói thuốc, bụi đường, phấn hoa và lông thú vật.

  • Tư thế khi ngủ: Khi bé ngủ, nên nâng cao gối của bé để đầu và vai cao hơn thân mình giúp ngăn ngừa đờm nhầy và nước mũi chảy xuống họng.

  • Vệ sinh phòng ngủ: Thường xuyên thay chăn, ga, gối và đệm cho bé đặc biệt đối với trẻ bị viêm xoang, hen suyễn hoặc dị ứng.

  • Massage: Cha mẹ nên massage nhẹ nhàng để giúp bé thư giãn và dễ dàng vào giấc ngủ.

  • Giữ ấm cơ thể: Đảm bảo bé được giữ ấm khi ngủ, tránh để hở bụng, hở cổ, hoặc gan bàn chân.

  • Kiểm tra sức khỏe: Bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nào gây ra triệu chứng ho. Nếu tính trạng trẻ ho nhiều đờm về đêm kéo dài bạn nên cho bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Trẻ ho nhiều về đêm là tình trạng khá phổ biến bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, tình trạng ho kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Đồng thời, cha mẹ cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé.