Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Trẻ bị ho sốt sổ mũi nên uống thuốc gì?

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì là bài toán nan giải đối với nhiều cha mẹ. Đó phải là loại thuốc an toàn giúp trẻ nhanh khỏi các tình trạng khó chịu do bệnh gây ra. Mặt khác, những loại thuốc đặc trị ho sốt sổ mũi ở trẻ cũng rất đa dạng. Chính vì thế các bạn sẽ dễ gặp phải những khó khăn khi lựa chọn cho trẻ uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ bị ho sốt sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi sốt ho phải làm sao cần được xác định nguyên nhân gây bệnh đầu tiên. Qua đó bạn mới biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách cho trẻ. Trong đó những nguyên nhân hay gặp nhất khiến trẻ có biểu hiện như này là:

  • Trẻ bị cảm lạnh: Cảm lạnh là căn bệnh thường thấy liên quan tới các triệu chứng ho, sốt và sổ mũi. Bên cạnh đó trẻ có thể kèm theo những cảm giác ớn lạnh.
  • Trẻ bị cảm cúm: Cảm cúm thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Các triệu chứng ban đầu có thể là hắt hơi, sổ mũi, sau đó mới chuyển sang sốt và ho.
  • Trẻ bị viêm họng hay viêm amidan: Viêm họng là tình trạng Abidal sưng lớn, tấy đỏ do vi khuẩn xâm nhập. Theo đó trẻ sẽ có các biểu hiện đau rát họng kèm theo biểu hiện sốt, ho và nghẹt mũi.
  • Trẻ bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng: Tình trạng viêm xoang và viêm mũi dị ứng đáng báo động trong thời buổi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản là môi trường ô nhiễm và người sẽ chịu tác động lớn nhất là trẻ nhỏ. Căn bệnh này khiến trẻ khó chịu ở mũi, sổ mũi, viêm mũi gây sốt cao và ho.
  • Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi: Đây là tình trạng vi khuẩn hoặc virus tấn công hệ hô hấp của trẻ. Trẻ có thể bị khó thở, ho, sổ mũi và sốt cao liên tục trong nhiều giờ. Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện mệt mỏi, cáu kỉnh và lười ăn.

Trẻ bị sổ mũi nên uống gì?

Những việc cần làm khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi

Nhìn chung trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì có thể chưa thực sự cần thiết. Ngay khi những dấu hiệu ban đầu xuất hiện, cha mẹ nên áp dụng ngay những việc cần làm. Qua đó sẽ giúp trẻ giảm nhẹ các triệu chứng và tác động cho bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể là:

  • Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể của con để đánh giá tình trạng sốt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ chỉ cần lau người cho con bằng khăn ấm. Còn nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên thì phải cho bé dùng thuốc hạ sốt đúng liều.
  • Giữ cơ thể trẻ thoáng mát bằng những bộ quần áo mềm mại, co giãn tốt. Trong đó quần áo phải mặc phù hợp với điều kiện thời tiết.
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc uống nhiều nước hơn bình thường và nên sử dụng nước đun sôi để nguội. Cha mẹ có thể bổ sung thêm chất điện giải Oresol, cho bé ăn nhiều hoa quả, uống sữa ấm.
  • Cho trẻ ăn những món ăn ở dạng lỏng và dễ tiêu như súp gà, cháo nóng. Bữa ăn trong ngày nên chia nhỏ sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng dễ hơn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ lỗ mũi cho trẻ. Đồng thời cha mẹ có thể làm ẩm không khí bằng cách máy tạo độ ẩm chuyên dụng.
  • Môi trường xung quanh nơi ở của bé cần được dọn sạch sẽ và đảm bảo sự thoáng đãng. Ngoài ra khi trẻ ngủ, cha mẹ nên để con nằm gối cao hơn để dễ thở.

những việc cần làm khi trẻ bị ho sốt sổ mũi

Hướng dẫn dùng thuốc khi trẻ bị ho sốt sổ mũi

Dùng thuốc cho bé bị sốt ho sổ mũi cần tuân thủ đúng chỉ dẫn, liều lượng và cách dùng. Nếu cha mẹ dùng sai thuốc sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của con. Trong đó những hướng dẫn dùng thuốc điều trị trẻ bị ốm, sốt cơ bản nhất như sau:

Sử dụng thuốc kháng Histamin

Thông thường thuốc kháng Histamin cho trẻ sẽ được điều chế dưới dạng siro hoặc thuốc nước. Loại thuốc này có tác dụng làm dịu ngay các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên thuốc không hiệu quả khi bé bị ho có đờm, hen suyễn và viêm đường hô hấp dưới. Thuốc kháng Histamin có thể gây buồn ngủ và không nên sử dụng liên tục trong nhiều ngày.

Thuốc kháng Histamin là một lựa chọn được sử dụng khá nhiều

Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ ho sốt sổ mũi

Trong một số trường hợp cần phải sử dụng thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé. Mặt khác những trường hợp nhiễm khuẩn nặng còn cần sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau. Khi sử dụng những loại thuốc này bạn cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc. Đặc biệt ở trẻ nhỏ sẽ có một số loại kháng sinh không được phép dùng như Quinolon, Tetracyclin….

Cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau và hạ sốt của trẻ em thường có thành phần cơ bản là Paracetamol. Khi sử dụng đúng liều lượng thuốc sẽ dung nạp tốt và hạn chế tác dụng phụ. Nếu cha mẹ sử dụng thuốc hạ sốt quá liều cho trẻ có thể khiến trẻ buồn nôn, đau bụng…. Thuốc hạ sốt đặc biệt quan trọng và cần thiết trong đơn thuốc cho bé bị ho sổ mũi.

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì không thể bỏ qua giảm đau hạ sốt

Thuốc ho chuyên dụng

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì bao gồm cả thuốc ho chuyên dụng. Trong đó thuốc ho cho trẻ sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thành phần là Dextromethorphan và Codein. Những thành phần này có thể gây ra các tác dụng phụ khá nghiêm trọng như suy hô hấp. Theo đó cha mẹ chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp ho dai dẳng gây mất ngủ, mệt mỏi, nôn….

Thuốc nhỏ mũi

Thuốc nhỏ mũi có tác dụng nhanh trong việc chống ngạt mũi và giảm sung huyết mũi. Tác dụng này đến từ việc co mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu. Tuy nhiên thuốc nhỏ mũi cần phải được sử dụng đúng cách và đúng điều lượng. Sử dụng quá liều, thuốc có thể gây co mạch toàn thân, tăng huyết áp, vã mồ hôi, chóng mặt….

Sử dụng thuốc nhỏ mũi giúp xử lý tình trạng sổ mũi ở trẻ

Sử dụng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian luôn rất an toàn và lành tính cho trẻ bị sốt sổ mũi ho. Hơn nữa các vị thuốc cũng như cách thực hiện đều khá đơn giản, dễ dàng. Khi trẻ có ấu hiệu ốm đau, cha mẹ có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau đây:

  • Trị ho sổ mũi trẻ em bằng gừng tươi: Gừng tươi đặc trị được các triệu chứng ho, đau họng, khản tiếng do đờm ứ…. Sử dụng gừng tươi cắt lát mỏng để ngậm nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả rất tốt. Ngoài ra bạn có thể làm thành trà gừng mật ong và uống khi còn ấm.
  • Sử dụng hỗn hợp chanh, mật ong và nước ấm trị ho, tiêu đờm, chữa viêm họng: Vắt nước chanh tươi kèm thêm một ít mật ong và pha bằng nước ấm để uống. Hoặc làm siro bằng cách cắt chanh thành từng lát mỏng rồi xếp vào lọ kết hợp với mật ong.
  • Chữa cảm cúm bằng lá hẹ: Trẻ bị ho sổ mũi nên uống thuốc gì có thể sử dụng lá hẹ. Lá hẹ được giã nhuyễn, đổ thêm hai thìa mật ong đem đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó bạn chat lấy nước cốt còn ấm để uống. Với phần bã còn lại bạn có thể sử dụng để ngậm.
  • Hạ sốt, giải cảm, chống viêm bằng rau diếp cá: Lấy lá diếp cá tươi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt và đem đi đun sôi. Sau đó chờ nước nguội, cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, liên tục trong khoảng 4 đến 5 ngày.

Các bài thuốc dân gian nhằm chữa trị cho trẻ

Trường hợp bé ốm cha mẹ cần đưa con đi khám

Trong một số trường hợp bé sốt ho sổ mũi cần được cha mẹ đưa đi khám bác sĩ. Đó là khi trẻ có những biểu hiện và các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, sốt liên tục không giảm. Kể cả khi đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không mang lại hiệu quả khả quan. Trẻ bị sốt cao lại khi thuốc mất đi tác dụng.
  • Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì có biểu hiện sốt cao kèm co giật. Hoặc trẻ dễ bị nôn ngay cả khi không ăn uống gì cả.
  • Trẻ có những dấu hiệu mệt mỏi, muốn đi ngủ quá nhiều và lịm đi. Bên cạnh đó trẻ có thể quấy khóc liên tục, dễ chảy nước mắt hoặc bỏ ăn.

Biện pháp phòng ngừa ho sốt sổ mũi ở trẻ

Để giảm tình trạng bé ho sổ mũi sốt, cha mẹ cần chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa. Trong đó những biện pháp hiệu quả và cần thiết nhất phải kể đến là:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các loại khoáng chất và vitamin từ rau củ quả, thịt cá…. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm và lên lựa chọn đồ ăn tươi sống để chế biến.
  • Tạo thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Mặc quần áo phù hợp theo thời tiết, mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa thu đông.
  • Giữ gìn cơ thể bé sạch sẽ và thường xuyên cho bé rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Mặt khác đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh cẩn thận.
  • Vệ sinh mọi ngõ ngách xung quanh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ. Chịu khó mở cửa cho không khí được lưu thông, ánh sáng vào phòng, hạn chế bí bách.

Có biện pháp phòng ngừa giúp chăm sóc bé yêu tốt hơn

Xem thêm:

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên ăn gì?

Trẻ bị sổ mũi nên cho ăn gì? 

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì luôn có rất nhiều sự lựa chọn cho cha mẹ. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà cách chọn thuốc sẽ có sự khác nhau. Dù sử dụng thuốc gì đi chăng nữa thì cha mẹ cần lưu ý đến liều lượng và cách dùng. Đặc biệt bé cần đến bác sĩ thăm khám để sử dụng đúng loại thuốc có hiệu quả cao nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có nhiều kiến thức về chăm trẻ.